| Hotline: 0983.970.780

Hội quán ở Đồng Tháp và phương châm 'chăm chỉ - tự lực - hợp tác'

Chủ Nhật 18/06/2023 , 16:56 (GMT+7)

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp có 135 mô hình Hội quán ra đời giúp bà con tổ chức lại sản xuất, quy hoạch lại ngành hàng phù hợp với mỗi vùng sinh thái đặc trưng.

Hàng chục HTX được thành lập từ hội quán

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, tính đến nay, toàn tỉnh có 135 hội quán với gần 7.000 thành viên. Hoạt động của hội quán đa dạng các loại hình như: Sản xuất cây ăn trái, lúa, rau màu, hoa kiểng, nuôi cá tra, cá lồng bè, lươn thịt, sản xuất khô mắm, kinh doanh đa ngành nghề, du lịch và sản xuất tinh bột...

Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 122/143 xã, phường, thị trấn có ít nhất 1 mô hình hội quán, có 35 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp được thành lập từ hội quán và 4 hội quán đã được cấp mã số vùng trồng.

Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 135 hội quán với gần 7.000 thành viên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 135 hội quán với gần 7.000 thành viên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mô hình hội quán là phương thức hiệu quả giúp người dân kết nối, cùng chia sẻ, hợp tác để phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, thực hiện tốt phương châm “chăm chỉ - tự lực - hợp tác”, là nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế tập thể.

Các thành viên hội quán tham gia sinh hoạt định kỳ, tích cực chia sẻ những thông tin thiết thực, bổ ích để cùng nhau phát triển. Thông qua các buổi tuyên truyền, sinh hoạt của hội quán và các lớp tập huấn, hội nghị với các nội dung thuộc nhiều lĩnh vực, đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp của người dân, từ đó tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập.

Đặc biệt, từ khi mô hình hội quán ra đời, đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác dân vận ở cơ sở, trong đó có việc tuyên truyền, vận động thành lập HTX. Đến nay, toàn tỉnh có hàng chục HTX đang phát triển được thành lập từ nền tảng hội quán.

Điển hình như HTX Dịch vụ nông nghiệp Tịnh Thới (TP Cao Lãnh) được thành lập trên nền tảng Đồng Tâm Hội quán và Thịnh Hưng Hội quán vào năm 2018. HTX này có 176 thành viên, vốn điều lệ gần 700 triệu đồng, tổng diện tích sản xuất xoài hơn 138ha (chủ yếu là xoài cát chu).

Các thành viên hội quán tham gia sinh hoạt định kỳ, tích cực chia sẻ những thông tin thiết thực, bổ ích để cùng nhau phát triển. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Các thành viên hội quán tham gia sinh hoạt định kỳ, tích cực chia sẻ những thông tin thiết thực, bổ ích để cùng nhau phát triển. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Võ Tấn Bảo, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Tịnh Thới cho biết, tham gia HTX, nhà vườn được tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhiều diện tích xoài của HTX đã được sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ và theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP).

HTX đã liên kết tiêu thụ với một số công ty, siêu thị được khoảng 500 tấn xoài, cung ứng các dịch vụ cho thành viên và nông dân gồm phân bón, thuốc BVTV, bao trái xoài, máy nông nghiệp. Bên cạnh đó, HTX còn vinh dự là HTX đầu tiên của tỉnh Đồng Tháp xuất khẩu hàng chục tấn xoài đi các nước khó tính trên thế giới, đem lại giá trị hàng tỷ đồng mỗi năm.

Tạo kênh liên kết với doanh nghiệp

Thời gian qua, hội quán cũng là kênh liên kết quan trọng giữa nông dân với doanh nghiệp thu mua nông sản. Bước đầu, các hội quán đã ký kết với các công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm. Thông qua việc ký kết, đã nâng cao ý thức cho người dân trong sản xuất, bảo đảm các yêu cầu, tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm.

Hiện tại, đã có rất nhiều thành viên tham gia mô hình sản xuất theo yêu cầu của đối tác tiêu thụ. Ngoài ra, mô hình trở thành nền tảng hình thành và phát triển các HTX mới. Đến nay, đã có 6 HTX nông sản an toàn được thành lập trên cơ sở các hội quán nông dân, qua đây mở ra hướng đi mới, phù hợp với định hướng tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới của tỉnh Đồng Tháp.

Hội quán còn là kênh liên kết hiệu quả giữa nông dân với doanh nghiệp thu mua nông sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hội quán còn là kênh liên kết hiệu quả giữa nông dân với doanh nghiệp thu mua nông sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Điển hình như Minh Tân Hội quán xã Mỹ Hội (huyện Cao Lãnh) đã liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với Công ty TNHH Thành Đạt An Giang được 365ha để nâng dần diện tích lúa chất lượng cao; liên kết sản xuất và tiêu thụ xoài VietGAP với Công ty Đại Thuận Thiên được gần 6ha, đủ điều kiện xuất khẩu.

Hội quán Thành Tâm (huyện Lai Vung) cũng ký kết hợp đồng cung cấp quýt đường và cam xoàn cho Công ty VinEco và đã hợp đồng bao tiêu sản phẩm, thu nhập của các nhà vườn tăng 15 - 25%. Còn Đồng Tâm Hội quán phối hợp với Viện Cây ăn quả miền Nam triển khai 42ha sản xuất xoài đủ điều kiện xuất khẩu sang 3 nước là Mỹ, Malaysia, Trung Quốc...

Ông Nguyễn Phước Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, địa phương là một trong những tỉnh ở ĐBSCL phát triển sớm và đầu tiên thành lập ra các mô hình hội quán nhằm giúp nông dân tập hợp lại với nhau, “mua chung, bán chung” để tăng hiệu quả trong sản xuất. Bên cạnh đó vai trò của hội quán còn góp phần trong việc xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền chủ trương, chính sách, đường lối của nhà nước...

Nhiều năm nay, Đồng Tháp luôn sẵn sàng tạo điều kiện cho các hội quán hoạt động, chính quyền các cấp đã chỉ đạo các ngành chức năng tập huấn công nghệ thông tin, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cung cấp thông tin về thị trường và hỗ trợ máy vi tính, đường truyền cáp quang, tivi, máy chiếu… giúp các hội quán kết nối nhanh về ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng vào sản xuất, tiêu thụ nông sản, hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả và tự tin hơn trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.     

                                                                         

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 1] Cứu cánh từ đàn đại gia súc

Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi hoành hành gây thiệt hại lớn, chăn nuôi đại gia súc trở thành cứu cánh của nhiều người dân, hợp tác xã ở tỉnh Bắc Kạn.

Biên Hòa phát hiện, xử lý các lò mổ lậu

Đồng Nai Lực lượng liên ngành thành phố Biên Hòa đang tăng cường kiểm tra, xử lý các điểm giết mổ không phép trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn cuối năm.

Cay đắng vì mua nhầm giống cúc mâm xôi lạ, chậm trổ bông

Bến Tre Hiện tượng cúc mâm xôi chậm phân cành, chậm phân hóa mầm hoa xảy ra với 70 hộ, số lượng khoảng 149.000 chậu, chiếm khoảng 10% tổng lượng cúc mâm xôi của huyện Chợ Lách.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.