| Hotline: 0983.970.780

Hội thảo canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính

Thứ Hai 16/06/2014 , 08:09 (GMT+7)

Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng vừa tổ chức hội thảo “Biện pháp canh tác lúa nhằm giảm phát thải khí nhà kính”.

Hội thảo có sự tham gia của Trường ĐH Cần Thơ, Viện Lúa ĐBSCL cùng hơn 40 cán bộ kỹ thuật của 11 huyện, thị trong tỉnh.

Theo GS.TS Ngô Ngọc Hưng, 3 chất khí nhà kính quan trọng liên quan đến nông nghiệp là CO2, CH4 và N2O. Trong hệ thống canh tác lúa nước, một lượng lớn khí gây hiệu ứng nhà kính đã phát thải vào khí quyển như khí oxit-carbon (CO2), khí mê tan (CH4) và một lượng nhỏ khí N2O.

Đất ngập nước là điều kiện để phát thải khí CH4 cao, kinh nghiệm cho rút nước giữa vụ vùng trồng lúa ở Trung Quốc, Nhật Bản làm giảm phát thải khí CH4. Tương tự môi trường trồng lúa cung cấp nước không đầy đủ ít có tiềm năng phát thải khí CH4 hơn là nơi được cung cấp nước đầy đủ.

GS.TS Ngô Ngọc Hưng trình bày biện pháp giảm thiểu bốc thoát amoniac trên đất lúa ngập nước bằng kỹ thuật bón thấm ure như sau: Để nước trong ruộng cạn vài ngày trước khi bón phân, sao cho đất “nứt chân chim” (ẩm độ đất trong khoảng 65%), bón ure, sau đó cho nước thấm vào ruộng và giữ ở mực nước khoảng 5 cm.

Hội thảo sôi nổi với nhiều câu hỏi đã được các GS, TS giải đáp rõ ràng, góp phần làm tăng thêm lượng kiến thức cần thiết cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật.

Xem thêm
Bảo toàn đàn vật nuôi giữa nắng nóng kỷ lục

BÌNH ĐỊNH Đang trong giai đoạn nắng nóng cao độ kỷ lục, người chăn nuôi tại Bình Định áp dụng nhiều biện pháp nhằm bảo toàn sức khỏe đàn vật nuôi.

Chó, mèo thả rông lông nhông khắp phố

BÌNH DƯƠNG Có rất nhiều người tại Bình Dương bị chó thả rông cắn phải đi tiêm phòng dại khiến người dân rất bức xúc vì nạn chó lông nhông khắp phố.

Lấy doanh nghiệp là đầu tàu để phát triển bền vững ngành mía đường

Cơ quan chức năng cần có giải pháp nhằm củng cố và phát triển chuỗi liên kết sản xuất trong bối cảnh cây mía đang dần mất vị thế.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.