| Hotline: 0983.970.780

Hơn 300 hộ dân 'sống mòn' suốt 2 thập kỷ vì dự án treo giữa lòng Hà Nội

Thứ Ba 24/04/2018 , 06:30 (GMT+7)

Sống giữa dự án treo, hơn 2 thập kỷ qua, 300 hộ dân sống tại dãy nhà (bên số chẵn) từ số 2 - 198 tại phố Xã Đàn và một số hộ dân phố Kim Hoa, phường Phương Liên, quận Đống Đa (là đất làng cổ Kim Liên) phải sống tạm bợ, chắp vá, lụp sụp...

* Chủ đầu tư xin huỷ dự án, UBND TP Hà Nội không nghe

09-50-00_du-n-treo-dong-djpeg
21 năm qua, người dân sống trong những căn nhà tồi tàn vì không thể xây mới

Trong đơn kêu cứu, người dân bày tỏ sự bức xúc với việc UBND TP Hà Nội “quy hoạch treo” dự án đầu tư xây dựng khu di dân giải phóng mặt bằng Kim Liên - La Thành (giao UBND quận Đống Đa là chủ đầu tư) trong suốt 21 năm qua. Trong khi đó, UBND quận Đống Đa và Sở Xây dựng TP đã có văn bản đề xuất xin được huỷ dự án.

Trở lại năm 1998, UBND TP quyết định thu hồi gần 8.000m2 đất do các hộ dân đang quản lý, sử dụng để giao cho UBND quận Đống Đa làm chủ đầu tư. Quyết định nêu rõ: “Sau 6 tháng kể từ ngày ký, nếu UBND quận Đống Đa không thực hiện dự án thì UBND TP sẽ thu hồi quyết định giao đất".

Suốt 2 năm liền sau đó, dự án đã không được triển khai, lẽ ra quyết định giao đất phải được huỷ bỏ. Nhưng chẳng hiểu vì sao, tháng 6/2000, TP UBND TP Hà Nội tiếp tục gia hạn thực hiện dự án thêm 12 tháng. Rồi dự án lại... nằm bất động.

Ông Phạm Duy Hào, một thợ cắt tóc sống tại làng cổ Kim Liên phân trần: “Hàng ngàn người sống trong cảnh nơm nớp lo sợ vì nhà quá xuống cấp, không an toàn. Khi mưa đến, đã có những ngôi nhà bị đổ tường, tốc mái. Cũng vì hệ luỵ từ dự án treo này mà chúng tôi không được cấp sổ đỏ, không được cấp phép xây dựng nhà trên đất cha ông để lại. Như vậy quá thiệt thòi”.


“Khu ổ chuột” của người dân ở khu phố Kim Liên vì dự án treo của UBND TP Hà Nội suốt hơn 21 năm qua

Có một điều phi lý, đó là dự án di dân giải phóng mặt bằng đường Kim Liên - La Thành không khả thi trên thực tiễn. Vì các hộ dân nằm trong diện tái định cư dự án làm đường vành đai 1 Đại Cồ Việt năm 1998 đã chuyển đi nơi khác ổn định sinh sống 21 năm nay.

Do đó, mục đích ban đầu là thu hồi đất của hơn 300 hộ dân phường Phương Liên xây dựng 5 dãy nhà 5 tầng để tái định cư tại chỗ cho các hộ dân bị thu hồi đất và di dân giải phóng mặt bằng để làm đoạn đường Xã Đàn bắt đầu từ ngã tư Phạm Ngọc Thạch, nay đoạn đường đó đã hoàn thành hơn 10 năm, những hộ dân di dời đã ổn định đời song, vì thế, việc huỷ bỏ dự án này là điều cần thiết.

Từ năm 2015, 2016, 2017, cả UBND phường Phương Liên, UBND quận Hoàn Kiếm và Sở Xây dựng đều có văn bản gửi UBND TP Hà Nội, kiến nghị dừng thực hiện dự án. Tuy nhiên, TP vẫn chưa huỷ bỏ.

Thậm chí ngày 17/3/2018, hơn 300 hộ dân ở phố Xã Đàn và phố Kim Hoa nhận được thông báo số 1243 do ông Phạm Quý Tiên, Chánh văn phòng UBND TP ký: “Giao UBND quận Đống Đa, căn cứ thẩm quyền và quy định của pháp luật, tiến hành gia hạn việc triển khai dự án”.

Sau khi nhận được thông báo, các hộ dân cho rằng: Thông báo trên chứa nội dung vi phạm pháp luật và xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hơn 300 hộ dân của phường Phương Liên.

Người dân mòn mỏi chờ UBND TP Hà Nội hủy dự án để các hộ gia đình được cấp sổ đỏ mảnh đất ông cha để lại
Được biết, UBND TP Hà Nội đã xoá bỏ một số dự án treo khu vực nội đô như Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm) và đã hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất cho các hộ dân quận Nam Từ Liêm. Vậy tại sao TP không huỷ bỏ dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở di dân giải phóng mặt bằng Kim Liên - La Thành?

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.