| Hotline: 0983.970.780

Khu vực Trung du và đồng bằng Bắc bộ:

Hơn 430.000 ha lấy đủ nước gieo cấy vụ đông xuân

Thứ Năm 04/02/2021 , 15:29 (GMT+7)

Diện tích có đủ nước gieo cấy vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ tính đến kết thúc đợt 2 (hết ngày 2/2/2021) là 430.401 ha đạt 82,4%.

Trong đợt 2 lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ đông xuân 2020 - 2021 (từ ngày 26/1 đến hết ngày 2/2), khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ (tổng cộng 8 ngày), Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã vận hành tối đa các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang để bổ sung nước cho hạ du.

Tổng lượng xả của các hồ chứa thủy điện trong đợt 2 là 2,74 tỷ m3 nước. Như vậy, tổng lượng xả đợt 1 và đợt 2 là 4,17 tỷ m3.

Theo đánh giá của Tổng cục Thủy lợi, đối với các công trình vùng ảnh hưởng triều như các cống Tân Đệ (Thái Bình); Hạ Miêu, Múc 2, Ngô Đồng, Cồn Năm (Nam Định)…, dòng chảy đảm bảo đẩy mặn và lấy nước hiệu quả.

Công nhân trạm bơm dã chiến Phù Sa (Thị xã Sơn Tây, Hà Nội) kiểm tra an toàn trong quá trình vận hành các tổ máy bơm lấy nước từ sông Hồng. Ảnh: Minh Phúc.

Công nhân trạm bơm dã chiến Phù Sa (Thị xã Sơn Tây, Hà Nội) kiểm tra an toàn trong quá trình vận hành các tổ máy bơm lấy nước từ sông Hồng. Ảnh: Minh Phúc.

Các công trình đã được đầu tư xây mới, nâng cấp như các trạm bơm Đại Định mới, Bạch Hạc mới (Vĩnh Phúc), Đan Hoài (TP Hà Nội); các trạm bơm dã chiến Phù Sa, Thanh Điềm, Ấp Bắc (TP Hà Nội) đủ điều kiện hoạt động tốt.

Các công trình thủy lợi vùng không ảnh hưởng triều chưa được đầu tư, sửa chữa nâng cấp hạ thấp cao trình lấy nước, như: Trạm bơm Đại Định cũ, Bạch Hạc cũ (Vĩnh Phúc); trạm bơm Phù Sa, Ấp Bắc (Thành phố Hà Nội); các cống Cẩm Đình, Liên Mạc (Hà Nội), Long Tửu (Bắc Ninh) không đủ điều kiện vận hành lấy nước (tình trạng này đã thường xuyên diễn ra từ vài năm gần đây).

Cũng theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, diện tích có nước tính đến kết thúc đợt 2 (hết ngày 2/2/2021) là 430.401 ha đạt 82,4%. Trong đó các tỉnh Hà Nam, Nam Định và Thái Bình cơ bản hoàn thành kế hoạch. Cụ thể: Hà Nam 97,8%; Thái Bình 97,6%; Nam Định 92,4%; Ninh Bình 91%; Phú Thọ 88,3%; Hải Phòng 81,7%; Hải Dương 76,8%; Hưng Yên 76,7%; Vĩnh Phúc 70,5 %; Bắc Ninh 64,1%; Hà Nội 64,6%.

So với một số năm gần đây, diện tích có nước sau đợt 2 trung bình đạt thấp hơn 14% năm 2020, tương đương năm 2019 và cao hơn 8-12% so với các năm 2017 và 2018.

Tổng cục Thủy lợi đề nghị trong thời gian giữa đợt 2 và đợt 3, các địa phương tiếp tục tổ chức tăng cường vận hành công trình thủy lợi để đưa nước lên ruộng từ nguồn nước đã tích trữ trong hệ thống kênh mương, nguồn nước sẵn có trong nội địa và nguồn nước sông nếu đủ điều kiện vận hành (trạm bơm dã chiến).

Dự kiến đến trước đợt 3 lấy nước, diện tích có nước sẽ tăng khoảng 10-15% (đạt mức trung bình toàn khu vực từ 90 - 95%), cơ bản các địa phương sẽ hoàn thành kế hoạch trừ một số khu vực tại Phúc Thọ, Thạch Thất (Hà Nội), khu vực Bắc Đuống (Bắc Ninh).

Theo kế hoạch, đợt 3 lấy nước sẽ thực hiện từ ngày 22/2 đến ngày 27/2/2021 (6 ngày).

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.