| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác nâng tỷ lệ sống của cá chiên giống

Thứ Tư 21/09/2022 , 07:02 (GMT+7)

Để những con cá chiên giống từ bể nuôi ương hạn chế chết yểu khi về với tự nhiên, tỉnh Tuyên Quang đã hợp tác với người nuôi chăm sóc trên môi trường sông nước.

Nguồn cá chiên giống của Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang cung ứng cho người dân. Ảnh: Đào Thanh.

Nguồn cá chiên giống của Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang cung ứng cho người dân. Ảnh: Đào Thanh.

Theo Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Tuyên Quang, hiện Trung tâm Thủy sản tỉnh đã sản xuất thành công giống cá chiên bằng phương pháp sinh sản nhân tạo. Tính từ năm 2016 đến nay, trung bình mỗi năm tỉnh đã sản xuất được hơn 122.000 con cá chiên giống cỡ từ 5-10cm/con.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu sản xuất mới dừng lại ở con giống cỡ nhỏ, khi đưa ra nuôi lồng thường có tỷ lệ hao hụt cao, bởi vậy nguồn giống cá chiên giống đáp ứng nhu cầu của người nuôi chủ yếu là giống đánh bắt ngoài tự nhiên có nhiều tiềm ẩn và rủi ro về bệnh dịch là rất lớn.

Từ tháng 1/2022, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai đề tài: Nghiên cứu xây dựng kỹ thuật ương nuôi cá chiên giống cỡ lớn trong lồng, phù hợp với điều kiện tự nhiên tỉnh Tuyên Quang. Quy mô thực hiện là 20 lồng cá, 5 hộ tham gia, tổng 10.000 con cá chiên giống.

Thời gian triển khai đề tài từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2023, tổng kinh phí thực hiện hơn 1,2 tỷ đồng. Đề tài sẽ ương nuôi cá chiên giống với 2 mật độ ương nuôi khác nhau gồm: Ương nuôi 10 lồng với mật độ 100 con/m3; ương nuôi 10 lồng với mật độ 150 con/m3. Khi cá giống đạt cỡ 50g/con, nuôi với 2 mật độ khác nhau gồm ương nuôi với mật độ 50 con/m3 và ương nuôi với mật độ 75 con/m3.

z3724141032109_52794da644cdfd4ba9b14ed684a9b395

Sau một thời gian nuôi tại môi trường tự nhiên, trung bình mỗi con cá chiên giống tăng khoảng 3cm. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Đặng Xuân Cảnh, kỹ sư của Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Tuyên Quang cho biết, đến nay các lồng cá trong dân được triển khai nuôi ương khá tốt, cá lớn nhanh, ít bị bệnh. Việc triển khai thực hiện thành công chương trình này là cơ sở khoa học cho việc triển khai nhân rộng trên địa bàn toàn tình. Từ đó nhằm sản xuất và cung ứng giống cá chiên giống cỡ lớn đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các hộ nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh.

Đề tài được triển khai thành công cũng góp phần đa dạng loài nuôi cá nước ngọt của tỉnh Tuyên Quang và giảm áp lực khai thác cá chiên giống ngoài tự nhiên nhằm bảo tồn nguồn gen, đồng thời giúp cho người nuôi chủ động nguồn giống, hoàn thiện chuối liên kết sản xuất cá chiên từ sản xuất giống đến khâu tiêu thụ sản phẩm góp phần đẩy mạnh phát triển thủy sản theo hướng bền vững, nâng cao thu nhập và tạo thêm việc làm cho người dân.

z3724141024250_8417e6fad0a60a74a1bbebb71d6e6fb0

Có nguồn cá giống ổn định sẽ là cơ sở quan trọng thúc đẩy ngành thủy sản của Tuyên Quang phát triển. Ảnh: Đào Thanh.

Gia đình anh Lê Anh Minh, tổ 4, phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang là một trong những hộ dân được lựa chọn tham gia nuôi cá chiên giống lần này. Tham gia mô hình, anh Minh được hỗ trợ hơn 2.000 con cá chiên giống và thực hiện nuôi ương tại 4 lồng cá với mật độ 100 con/m3. Hiện nay toàn bộ cá tại các lồng đều phát triển tốt, kích thước đã tăng lên khoảng 3cm/con. Khoảng vài tháng nữa khi cá đạt 50g/con, anh sẽ tách đàn đảm bảo mật độ 50 con/m3.

Anh Minh cho biết, kể từ khi khiển khai đề tài gia đình anh được cán bộ của Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Tuyên Quang đồng hành hướng dẫn các phương pháp chuẩn để xác định mật độ nuôi, khẩu phần ăn và các giải pháp quản lý môi trương nước, phòng, trị bệnh cho cá chiên giống. Qua đó anh nâng cao được nhận thức về việc sản xuất có tổ chức và phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật góp phần tạo giống cá chiên an toàn dịch bệnh.

Ông Đào Duy Quý, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Tuyên Quang cho biết, qua việc triển khai nghiên cứu việc ương nuôi cá chiên giống cỡ lớn trong lồng, phù hợp với điều kiện tự nhiên tỉnh Tuyên Quang sẽ chủ động được con giống ở quy mô lớn, góp phần phát triển nghề sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chiên. Đề tài triển khai thành công cũng góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thuỷ sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2019-2025.

Qua khảo sát thực tế của ngành NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang, nhu cầu về cá chiên giống cỡ lớn trên thị trường là khoảng 2 triệu con giống/năm. Ngoài thị trường tại tỉnh Tuyên Quang, nhiều địa phương khác có điều kiện khí hậu, thủy văn tương đồng với tỉnh Tuyên Quang, như Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái nhu cầu cá chiên giống cũng khá lớn.

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 1] Vươn tầm thế giới

Phó Chủ tịch KOCHAM kỳ vọng, Việt Nam sẽ đẩy mạnh đổi mới, phát triển các sản phẩm từ tổ yến, để khi nhắc đến tổ yến người ta nghĩ ngay đến yến Việt.

Chó nghi dại cắn 5 người bị thương, trong đó có trẻ nhỏ

BÀ RỊA - VŨNG TÀU CDC tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông tin, đơn vị vừa ghi nhận một vụ chó nghi mắc bệnh dại đã cắn ít nhất 5 người bị thương, trong đó có trẻ nhỏ.

Nhìn lại Đề án 1 triệu hecta sau một năm ở Trà Vinh và Vĩnh Long

Sau 1 năm triển khai, Đề án 1 triệu hecta lúa đã giúp nông dân Trà Vĩnh, Vĩnh Long giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Hợp tác xã hình mẫu gắn công nghệ với sản xuất hữu cơ

BÌNH DƯƠNG HTX Đồng Thuận Phát có nhiều sáng chế để tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, giúp quá trình sản xuất nông sản hữu cơ thuận lợi, mang lại giá trị cao.

Yên Bái ‘báo động đỏ’ cháy rừng

YÊN BÁI Mùa hanh khô ở vùng cao của tỉnh Yên Bái luôn trong tình trạng ‘báo động đỏ’ xảy ra cháy rừng, ngành chức năng và người dân cần cảnh giác cao độ.