| Hotline: 0983.970.780

HTX tự quản Nước sạch, mô hình hay!

Thứ Tư 20/11/2013 , 10:09 (GMT+7)

Ở phía bắc TP Cần Thơ, địa bàn 3 xã - khu vực Bắc kênh Cái Sắn thuộc huyện Vĩnh Thạnh là vùng “khát” nước sạch.

Ở phía bắc TP Cần Thơ, địa bàn 3 xã - khu vực Bắc kênh Cái Sắn thuộc huyện Vĩnh Thạnh là vùng “khát” nước sạch.

Từ tháng 2/2009, ở ấp C2, xã Thạnh Lợi có trạm cấp nước sạch đầu tiên hoạt động theo mô hình HTX Nước sạch nông thôn (NSNT) tự quản. Tổng số có 364 hộ đăng ký sử dụng nước sạch, góp vốn làm xã viên. Sau 4 năm hoạt động, HTX đã hoàn lại 90% số vốn cho xã viên. Cái hay nhất của mô hình này là, cho dù mùa khô, nước kênh cạn kiệt hay cúp điện đột suất, nước sạch vẫn đảm bảo tới từng nhà dân xài suốt ngày.

Trước năm 2008, nhân chuyến về thăm quê của một nhóm Việt kiều Pháp đã vận động được nguồn vốn từ tổ chức Aquassitance và EMS-Paris (Pháp) chuyên ngành cấp thủy tài trợ. Sau khi khảo sát thiết kế, tổng vốn đầu tư 2,4 tỷ đồng, trong đó phía nhà tài trợ vốn 70% và 30% còn lại là vốn đối ứng của bà con xã viên (khoảng 792 triệu đồng).

Anh Phạm Hữu Quốc, Giám đốc HTX NSNT ấp C2, kể: Ban đầu dự tính với 400 hộ trong ấp C2, chỉ cần mỗi hộ góp vốn 2 triệu đồng/hộ là đủ. Thế nhưng quá trình thực hiện gian nan vô cùng. Vì nhiều hộ không mấy tin tưởng kiểu quản lý theo HTX kiểu cũ nên còn e ngại. Sau cùng chốt lại chỉ có 7 hộ chịu đứng ra góp vốn thành lập HTX.


Anh Quốc bên trạm cấp nước sạch HTX C2

Đến tháng 6/2009, trạm cấp nước công suất 20 m3/giờ và hệ thống đường ống dài 12 km cấp nước dọc theo tuyến kênh hoàn thành đủ đáp ứng cho 500 hộ dân sử dụng. Khi người dân trong ấp thấy sử dụng nước sạch tiện lợi, lần lượt đăng ký được cấp nước và đến nay số xã viên tăng lên 364 hộ.

Nhớ những năm chưa có trạm nước sạch, dân trong ấp C2 chỉ còn cách chơ mùa mưa hứng lấy nước dùng cho ăn uống, còn nước lấy từ giếng khoan dành cho tắm giặt. Các thầy cô giáo và mấy em học sinh trong xóm than phiền: Hồi trước hàng ngày đến trường mặc áo trắng tinh chỉ được vài ngày, vì sau đó chỉ giặt qua mấy lần áo đã ngả màu cháo lòng. Nước có vị chua và hôi mùi bùn. Nhưng 4 năm qua, nhiều người dân sử dụng nước sạch cho biết, sử dụng nước sạch giá 4.500 đ/m3, thấp hơn mức 4.800 đ/m3 do các trạm cấp nước khu vực đô thị trong thành phố.

Chính anh Quốc là người hiến phần đất gần nhà (187 m2) cho HTX C2 xây tháp nước, hồ nước và nhà đặt phòng máy mô tơ, hệ thống ống dẫn cấp nước. Anh Quốc cho rằng: Do bà con vùng nông thôn còn nghèo, thu nhập thấp. Có hộ gắn đồng hồ nước chưa đủ tiền, xài nước rất tiết kiệm. Vấn đề chính là HTX phải hoạt động làm sao cho bà con tin tưởng, mục đích là vì cộng đồng.

Bộ máy HTX tinh gọn 7 người gồm: Giám đốc, Phó GĐ, kiểm soát, kế toán, thủ quỹ và 2 thành viên phụ trách kỹ thuật. Mỗi năm đại hội xã viên HTX công khai sổ sách thu chi minh bạch. Năm đầu tiên số hộ sử dụng nước ít, HTX không có lãi, nhưng đến nay đã hoạt động ổn định, sau khi trừ chi phí, khấu hao và các khoản thuế, đạt mức hòa vốn. Mức lương bình quân hiện nay của các thành viên trong Ban điều hành HTX là 1,8 triệu đồng/tháng/người.

Chia sẻ về phương cách đầu tư, quản lý điều hành HTX, anh Quốc tự tin với mô hình cấp nước do dân tự quản hoàn toàn có thể nhân rộng. Tham khảo nguồn vốn vận động từ các nhà tài trợ, họ cho biết sẵn lòng hỗ trợ.

Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết là phải có vốn đối ứng. Đây là trở ngại duy nhất, làm thế nào vận động được người dân đồng thuận, nhiệt tình tham gia góp vốn từ ban đầu? Thêm một yếu tố khác nữa, theo chủ trương Nhà nước là khuyến khích mô hình cấp nước sạch nông thôn, nhưng vì áp theo mô hình quản lý HTX, phải gồng gánh quá nhiều chi phí, từ thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế VAT, chi phí nước thải… nên khó trụ nổi.

Nói về chuyện đưa nước sạch về khu vực 3 xã Thạnh Thắng, Thạnh An, Thạnh Lợi, anh Đoàn Đức Trường, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Thạnh cho rằng: Vùng này trũng, đất phèn nặng, tuy có các tuyến kênh nhánh thông ra kênh trục Cái Sắn dẫn nước ngọt từ sông Hậu về Kiên Giang, nhưng vào mùa kiệt, vùng này nước trong kênh phẳng lặng như không chảy.

Đồng ruộng thải ra, nước ô nhiễm không sử dụng sinh hoạt gia đình được. Mùa khô muốn có nước sinh hoạt phải có ao lắng, xử lý. Đến nay khu vực này có khoảng 10 - 15% có nước sạch, toàn huyện có 24.654 hộ/ 26.744 hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, chiếm hơn 92%, còn đạt tiêu chuẩn nước sạch đạt khoảng 41%.

Tuy nhiên, sắp tới hơn 5.500 hộ dân thuộc 3 xã Thạnh An, Thạnh Thắng, Thạnh Lợi sẽ được giải hạn không còn thiếu nước sạch nữa. Ông Từ Văn Lợi, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn TP Cần Thơ cho biết, theo quy hoạch cấp nước sạch nông thôn TP Cần Thơ đến năm 2015 - 2020, tổng nhu cầu cấp nước sạch trên địa bàn 3 xã là 7.000 m3/ngày.

Do đó, dự án hệ thống cấp nước sạch cho 3 xã sẽ sớm triển khai xây dựng nhà máy tại Ngã Tư kênh E - kênh Đòn Dông, lấy nguồn nước nước mặt từ kênh Đòn Dông, công suất 2.600 m3/ngày, tổng vốn đầu tư hơn 23,9 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2013 đến năm 2015, nhằm cung cấp đạt 70% nước sạch theo tiêu chí cho các đang xây dựng NTM.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm