| Hotline: 0983.970.780

Hua Păng thực hiện cuộc vận động 'Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM'

Thứ Tư 14/11/2018 , 08:52 (GMT+7)

Thông qua công tác triển khai tuyên truyền, vận động người dân đã tích cực lao động SX phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tiến kỹ thuật, cho năng suất cao, tăng thu nhập, từng bước ổn định đời sống, vươn lên làm giàu.

Sau 3 năm triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM” (2015 - 2018) và 15 năm Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc (2003 - 2018) trong điều kiện kinh tế - xã hội rất khó khăn, song với tinh thần vượt khó, toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã Hua Păng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, đã đoàn kết, đồng lòng và tự giác hưởng ứng, tự nguyện hiến đất, đóng góp tiền, ngày công lao động để xây dựng đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi công cộng.

11-06-25_img_20181017_114356
Lãnh đạo UBMTTQVN huyện, xã trao nhà đại đoàn kết cho hộ ông Bàn Văn Hìu ở bản Cây số 16

Đến nay, xã Hua Păng đã đạt 11/19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Ông Lò XuânTrường, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) xã cho biết Hua Păng có 10 bản, 1.152 hộ, với 4 dân tộc Thái, Mường, Dao, Kinh cùng sinh sống, trong đó có 6 bản đặc biệt khó khăn. Là xã vùng 2 nhưng thực chất vẫn còn nhiều khó khăn, SX chủ yếu là nông nghiệp canh tác trên đất dốc thu nhập thấp; hệ thống giao thông đến các bản 100% là đường đất; cơ sở hạ tầng thiếu thốn; đời sống người dân rất bấp bênh.

Trước tình hình đó, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân đã xác định, phải quyết tâm thực hiện thành công Chương trình MTQG về xây dựng NTM và Đề án để phát triển toàn diện theo hướng bền vững lâu dài. Vận động, nâng cao nhận thức cho người dân về ý nghĩa tầm quan trọng của Chương trình, gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM” và gắn với chương trình xây dựng NTM.

Thông qua công tác triển khai tuyên truyền, vận động người dân đã tích cực lao động SX phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tiến kỹ thuật, cho năng suất cao, tăng thu nhập, từng bước ổn định đời sống, vươn lên làm giàu. Từ năm 2017 đến nay đã chuyển đổi diện tích trồng màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả được 141,89ha.

Bên cạnh đó xã cũng quan tâm, tạo điều kiện và tiếp cận các nguồn vốn vay, trao đổi kinh nghiệm trong phát triển kinh tế, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 là 40,17%, đến năm 2018 xuống còn 21,52%, thu nhập bình quân đầu người được nâng lên 16,4 triệu đồng/năm. Nhiều hộ phát triển kinh tế khá bền vững, 99% số hộ có điện thắp sáng, được dùng nước hợp vệ sinh, 100% người dân tham gia BHYT.

UBMTTQ xã phối hợp với Ban Văn hóa - Thông tin xã phát động phong trào xây dựng bản văn hóa, gia đình văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đã được đông đảo người dân hưởng ứng. Từ năm 2015 đến năm 2018 đã có 4.100 hộ đăng ký và 21 lượt bản đăng ký. Kết quả bình xét có 2.447 hộ đạt gia đình văn hóa, trong đó 411 gia đình văn hóa 3 năm liên tục; 2 bản được công nhận bản văn hóa (riêng năm 2018 chưa bình xét).

Đời sống văn hóa tinh thần người dân không ngừng nâng cao, phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển. Đã có 10/10 bản có đội văn nghệ; 10 đội bóng chuyền; hiện cả xã có 7/10 bản có nhà văn hóa. Việc cưới, việc tang có nhiều tiến bộ, an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững; công tác phòng chống tai nạn giao thông, các tai tệ nạn xã hội dần được đẩy lùi, trong đó có tệ nạn ma túy, không mê tín dị đoan và không truyền đạo trái phép.

Các lĩnh vực giáo dục, khuyến học, khuyến tài luôn được chú trọng, duy trì tốt phổ cập 3 cấp học; giữ vững trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, chăm sóc tốt sức khỏe người dân; bảo vệ và vệ sinh môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, duy trì BCH phòng chống bão lũ; đội tìm kiếm cứu nạn. Xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, trồng được 4.220 cây xanh tại khu nhà văn hóa, các điểm trường học, dọc các con đường nội bản.

Công tác an sinh xã hội thường xuyên quan tâm, đóng góp được 1.770.000 đồng cho quỹ đền ơn, tu sửa, viếng mộ liệt sỹ, quyên góp, thăm hỏi tặng quà, gặp mặt các đối tượng chính sách, đối tượng khó khăn, trao quà trong các dịp lễ tết đúng đối tượng với 102.905.000 đồng và nhiều suất quà bằng hiện vật.

Vận động quyên góp ủng hộ, cứu trợ đồng bào bị thiệt hại do mưa lũ với 27.518.000 đồng. Làm thủ tục tiếp nhận tiền cứu trợ cấp trên cấp cho hộ bị sạt đổ, bị hỏng là 175.000.000 đồng. Vận động nhân dân ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”, từ năm 2015 đến 2017 thu được 35.813.000 đồng; năm 2018 thu được 20.430.000 đồng. Xây dựng và bàn giao 9 nhà đại đoàn kết.

Những ngày này, về xã Hua Păng, một điều ai cũng có thể nhận thấy là diện mạo NTM nơi đây đã và đang từng ngày đổi mới. Tiếp chuyện với chúng tôi, ông Hoàng Xuân Sượng, Bí thư Đảng ủy xã phấn khởi nói: “Nhớ về những năm trước đây, đời sống sinh hoạt của nhân dân quá kham khổ, khó khăn vất vả nhất là đi lại. Còn bây giờ nhờ có chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước hợp lòng dân, với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, mà đường xã được bê tông hóa, trạm y tế xã, trường học, nhà cửa, điện nước đầy đủ. Tôi thấy rất vui”.

Đúng như lời ông Sượng, ngoài các công trình cơ sở hạ tầng, đường bê tông hóa tính đến tháng 6/2018, xã đã làm được 17 đường trục chính nội bản dài 26,351km; 77 đường ngõ xóm 7,718km và 1km đường nội đồng, đáp ứng nhu cầu đi lại và học tập của con em và người lớn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.