| Hotline: 0983.970.780

Hưng Yên chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Thứ Ba 27/12/2022 , 13:30 (GMT+7)

Hưng Yên xác định chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM) vừa là giải pháp vừa là, nhiệm vụ trọng tâm trong trong giai đoạn 2021-2025

Đồng thời, đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia, do vậy tỉnh Hưng Yên đã triển khai một cách chủ động, linh hoạt với 3 trụ cột: Phát triển chính quyền số, các chủ thể kinh tế số, xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn.

Ngoài ra, chuyển đổi số trong xây dựng NTM để từng bước hình thành NTM thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần xây dựng hoàn thành xã NTM kiểu mẫu, huyện NTM nâng cao, hướng đến xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương thăm mô hình Dân vận khéo phát triển kinh tế trồng nhãn chất lượng ứng dụng chuyển đổi số tiêu thụ nhãn tại thôn Nễ Châu xã Hồng Nam (TP. Hưng Yên).

Lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương thăm mô hình Dân vận khéo phát triển kinh tế trồng nhãn chất lượng ứng dụng chuyển đổi số tiêu thụ nhãn tại thôn Nễ Châu xã Hồng Nam (TP. Hưng Yên).

 Thực hiện mục tiêu trên, ngày 2/12, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Kế hoạch số 195/KH-UBND với mục tiêu đến năm 2025, Chương trình MTQG xây dựng NTM được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số, 90% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.

Có ít nhất 97% số xã đạt chuẩn nội dung 8.4 của tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông, 50% số xã đạt chuẩn nội dung số 15.2 của tiêu chí số 15 về hành chính công theo bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao.

Có ít nhất 60% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nội dung 9.5 của tiêu chí số 9 về an ninh trật tự - hành chính công theo bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; 25% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nội dung 6.5 của tiêu chí số 6 về kinh tế, 25% đạt nội dung 9.2 của tiêu chí số 9 về an ninh trật tự - hành chính công theo bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao.

Phấn đấu 100% số cán bộ quản lý các cấp tham gia thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM được tập huấn, nâng cao năng lực về chuyển đổi số. Có ít nhất 70% số xã có hợp tác xã, 70% đơn vị cấp huyện có các mô hình liên kết gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số.

Xã hội số trong xây dựng NTM: Có ít nhất 40% đơn vị (cấp xã, huyện) cung cấp ít nhất một dịch vụ thiết yếu (y tế, giáo dục, giám sát cộng đồng, an ninh trật tự, môi trường, văn hóa) và tổ chức lấy ý kiến phản hồi về sự hài lòng của người dân/cộng đồng về kết quả xây dựng NTM thông qua ứng dụng trực tuyến. Phấn đấu triển khai xây dựng ít nhất 2 thôn/xã thông minh tại mỗi huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở để tổng kết và nhân ra diện rộng.

Trước đó, ngày 13/1, Sở NN-PTNT ban hành Quyết định số 42 phê duyệt kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện đề án “Duy trì và phát triển hệ thống thông tin điện tử hy.check.net.vn truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm sản và thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên" năm 2022.

Nhiều đoàn khách từ các tỉnh về Hưng Yên học tập kinh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản tại xã NTM kiểu mẫu Tân Dân, huyện Khoái Châu.

Nhiều đoàn khách từ các tỉnh về Hưng Yên học tập kinh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản tại xã NTM kiểu mẫu Tân Dân, huyện Khoái Châu.

Triển khai các nội dung của đề án, Sở NN-PTNT đã chuẩn bị các điều kiện để nâng cấp hệ thống thêm tính năng phiên dịch sang 2 thứ tiếng Anh, tiếng Trung Quốc; hỗ trợ các cơ sở tham gia hệ thống bao bì chứa đựng sản phẩm, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; chỉ đạo Ban quản lý đề án tiến hành rà soát thông tin của các cơ sở được cấp tài khoản trên hệ thống, bổ sung những hình ảnh, hồ sơ, giấy tờ còn thiếu của cơ sở.

Chuyển đổi số đã giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh nâng cao được nhận thức về Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10, về cách tiếp cận được với công nghệ mới, thay đổi tư duy bán hàng  và cập nhật thêm các kiến thức, kỹ năng cơ bản kinh doanh số quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử, đặc biệt là sàn thương mại điện tử: Voso, Postmart.

Chuyển đổi số trong xây dựng NTM ở Hưng Yên là một trong những nhiệm vụ mới, có nhiều lợi ích, song cũng được đánh giá là nhiệm vụ khó, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và người dân cùng vào cuộc. Do vậy, các cấp, ngành, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng NTM cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư.

Đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên nền tảng công nghệ số như: Các cổng thông tin điện tử (website), mạng xã hội, bản tin, chuyên đề, tài liệu; đẩy mạnh gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng NTM.

Đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong xây dựng NTM với việc tăng cường xây dựng và áp dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến liên thông, đồng bộ cấp tỉnh, huyện, xã; nâng cao dịch vụ phục vụ Nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, hỗ trợ người dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin (phát wifi miễn phí khu vực trung tâm xã, các điểm sinh hoạt văn hóa ở cộng đồng, điểm du lịch nông thôn) và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM.

Giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Hưng Yên sẽ thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Xem thêm
Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.