| Hotline: 0983.970.780

Hướng dẫn nông dân kỹ thuật quây úm để vịt khỏe mạnh

Thứ Năm 30/03/2023 , 10:05 (GMT+7)

Cán bộ kỹ thuật từ Mavin Duckfarm đã chuyển giao kỹ thuật làm chuồng trại, cách quây úm vịt với không gian, độ ẩm và nhiệt độ phù hợp để vịt phát triển khỏe mạnh.

Chuyên gia Mavin khảo sát điều kiện chuồng trại thực tế tại một số hộ dân.

Chuyên gia Mavin khảo sát điều kiện chuồng trại thực tế tại một số hộ dân.

Tập đoàn Mavin vừa phối hợp Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam (World Vision Việt Nam) tổ chức Chương trình tập huấn và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt theo chuỗi giá trị cho các hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, hộ dân tộc thiểu số tại các xã trên địa bàn huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Các địa phương tjam gia tập huấn lần này gồm: Lương Sơn, Thọ Thanh, Xuân Cao, Luận Thành, Luận Khê và Thị trấn Thường Xuân. Chương trình tập huấn cũng có sự tham gia của các cán bộ thú y cơ sở và các cộng tác viên địa phương của World Vision Việt Nam tại huyện Thường Xuân.

Tại buổi tập huấn, cán bộ kỹ thuật từ Mavin Duckfarm đã chuyển giao kỹ thuật và quy trình chăn nuôi vịt thịt theo từng giai đoạn từ khi úm vịt cho đến khi xuất chuồng. Các hộ chăn nuôi được hướng dẫn về kỹ thuật làm chuồng trại, cách quây úm vịt sao cho đủ không gian, độ ẩm và nhiệt độ phù hợp, vệ sinh chuồng trại, cách chọn vị trí đặt chuồng… để vịt phát triển khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, các hộ chăn nuôi cũng được đào tạo về kỹ thuật úm vịt, chăm sóc và nuôi dưỡng vịt như: chọn vịt con, chế độ chiếu sáng và giữ ấm vịt, xây máng nước, máng ăn cùng khẩu phần cho ăn với định lượng cám phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Đặc biệt, các chuyên gia đã hướng dẫn phương pháp phối trộn cám với các nguyên liệu khác như ngô, thóc… để có thể tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương, tiết giảm chi phí chăn nuôi.

Chuyên gia từ Tập đoàn Mavin hướng dẫn quy trình chăn nuôi vịt thịt cho các hộ nghèo và đội ngũ thú y cơ sở huyện Thường Xuân.

Chuyên gia từ Tập đoàn Mavin hướng dẫn quy trình chăn nuôi vịt thịt cho các hộ nghèo và đội ngũ thú y cơ sở huyện Thường Xuân.

Sau khi được chia sẻ về kỹ thuật chăn nuôi, các hộ dân và cán bộ thú y cơ sở đã đặt rất nhiều câu hỏi cho cán bộ Mavin để nắm vững thêm kỹ thuật chăn nuôi vịt như: cách phòng bệnh hiệu quả, cách để vịt luôn sạch sẽ, lông bóng mượt dù nuôi kín và không có ao, cách quây úm trong tiết trời mùa hè sắp tới,….

Để hỗ trợ tốt nhất bà con nông dân tại Thường Xuân, cán bộ kỹ thuật của Mavin cũng đã khảo sát thực tế và hướng dẫn trực tiếp cho một số hộ dân để các hộ nắm rõ hơn điều kiện chăn nuôi: xây chuồng trại, làm máng ăn, máng uống,.. cho vịt thịt phát triển tối đa.

Chương trình tập huấn nằm trong Kế hoạch hỗ trợ sinh kế của Tập đoàn Mavin và Tổ chức World Vision Việt Nam tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Theo đó, trong năm 2023, 120 hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, hộ dân tộc thiểu số sẽ được tài trợ 12.000 con vịt giống, kèm theo gần 50 tấn thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và đặc biệt được Mavin đào tạo, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt.

Xuyên suốt quá trình chăn nuôi từ khi nhận vịt giống tới khi xuất bán, Mavin cũng cam kết đồng hành, giám sát để hỗ trợ và tư vấn kịp thời nhất cho các hộ chăn nuôi khi có bất kỳ thắc mắc trong chăn nuôi hay có vấn đề về sức khỏe của vịt để đảm bảo kết quả chăn nuôi tốt nhất.

Mục tiêu của chương trình nhằm giúp các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số nắm được kỹ thuật chăn nuôi vịt theo quy trình chặt chẽ, hiệu quả, từ đó có thể tự tin tiếp tục chăn nuôi lâu dài để tạo thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.