| Hotline: 0983.970.780

Hương Sơn vào mùa cắt 'lộc' nhung hươu, giá mỗi cặp bằng cả tấn thóc

Thứ Sáu 24/02/2017 , 14:30 (GMT+7)

Người chăn nuôi hươu mỗi năm chỉ lấy được một lứa nhung, nhưng nhờ cách chăm sóc nên hươu có thể thu mỗi năm 2 lứa,...

Với mỗi cặp nhung bình quân 0,6 - 0,8kg, những chú hươu khoẻ có thể cho "lộc" nặng đến 1,7kg, mỗi cân có giá 10 triệu đồng, thời điểm trái mùa (tức khoảng tháng 7, tháng 8) mỗi cân nhung có giá 15 - 20 triệu đồng...

Cặp nhung = tấn thóc

Về huyện Hương Sơn vào thời điểm rộ mùa cắt “lộc” nhung hươu (tức là sừng non của hươu đực), chúng tôi mới có dịp “mục sở thị” toàn cảnh cắt nhung cho khách. Những chú hươu được chọn thường có con mắt rất tinh anh, khỏe mạnh. Chỉ trong nháy mắt, con hươu to khỏe được vài người thợ ghì xuống đất, đưa con dao cong từ từ cưa hai chiếc nhung yên ngựa. Công việc cắt nhung hươu tuy đơn giản nhưng phải những người thợ khéo tay, nhanh nhẹn mới làm được.

15-16-16_1
Cắt nhung hươu tuy đơn giản nhưng thợ phải lành nghề
 

Theo ông Phạm Văn Luật (SN 1964), trú tại xóm Lâm Đồng, xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn thì mùa cắt nhung được tính từ Tết Nguyên đán đến tháng 7 âm lịch, nhưng rộ mùa là vào khoảng tháng giêng, tháng 2 âm lịch. Gia đình ông Luật nuôi 60 con hươu, mỗi năm cắt khoảng 12 - 15kg nhung hươu cộng thêm tiền bán hươu giống cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Dẫn chúng tôi ra khu chuồng trại, ông chia sẻ: “Hươu ở Hương Sơn là loại hươu hoang dã, được người dân nơi đây thuần chủng từ mấy chục năm trước, trải qua bao nhiêu thăng trầm, nghề nuôi hươu mới khẳng định được giá trị như bây giờ. Trước kia, người chăn nuôi hươu mỗi năm chỉ lấy được một lứa nhung, nhưng nhờ cách chăm sóc nên hươu có thể thu mỗi năm 2 lứa, với mỗi cặp bình quân 0,6 - 0,8kg, những chú hươu khoẻ có thể cho "lộc" nặng đến 1,7kg, mỗi cân có giá 10 triệu đồng, thời điểm trái mùa (tức khoảng tháng 7, tháng 8) mỗi cân nhung có giá 15 - 20 triệu đồng. Với người nông dân thì một cặp nhung hươu bằng cả tấn thóc quanh năm vất vả mới có được”.

Xã Sơn Lâm được xem là cái “nôi” của nghề nuôi hươu lấy nhung, quy tụ nhiều mô hình nhất nhì huyện Hương Sơn. Từ một vài người, đến nay Sơn Lâm có tới 95% hộ dân nuôi và sống nhờ con hươu.

Theo tích kể lại, để có nhung làm thuốc chữa bệnh, danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã thuần chủng con hươu hoang dã. Từ đó, hươu được người dân nơi đây nuôi và phát triển dần dần, từ chỗ chăn nuôi nhỏ lẻ nay đã trở thành con nuôi chủ lực của tỉnh Hà Tĩnh.

Nhấp chén chè ngon buổi sớm, ông Trần Văn Sáng (xã Sơn Lâm) người có thâm niên nuôi hươu hơn 40 năm nay chậm rãi kể: Vào những năm 90 của thế kỷ trước, hươu trải qua thời kỳ ảo giá với một cặp hươu giống lên tới mười cây vàng, những người có tiền khắp nơi đổ về Hương Sơn “săn” hươu. Từ đó, nhà nhà nuôi hươu, người người buôn hươu, nhà ít cũng có vài ba con, nhiều thì hàng chục con.

Thế nhưng, sau một thời gian ngắn, “cơn sốt” ấy cũng hạ nhiệt, mỗi con hươu trở về mức giá chỉ còn mấy trăm ngàn khiến nhiều người nuôi hươu điêu đứng, nợ nần chồng chất. Gần chục năm trở lại đây giá hươu mới dần ổn định, nghề nuôi hươu phát triển cực thịnh khắp huyện Hương Sơn. Nhờ nuôi hươu lấy nhung, nhiều nông dân thoát nghèo, giàu lên nhanh chóng và có của ăn của để.

Ông Sáng chia sẻ: “Trước đây, vùng đất Hương Sơn này quanh năm chỉ có cái rét và cái nóng của gió Lào lại kèm theo thổ nhưỡng không thuận lợi cho cây trồng nên cuộc sống của bà con vô cùng khó khăn, thậm chí còn phải chạy ăn từng bữa. Thế nhưng, đó lại là tiềm năng để phát triển động vật ăn cỏ, nhất là giống hươu”.

15-16-16_4
Cặp nhung nặng kỷ lục được ghi nhận tại Hương Sơn là 1,7kg

 

Cũng chính vì thế, ông đã quyết định lựa chọn nghề nuôi hươu là hướng đi để lập nghiệp từ rất sớm. Thời gian đầu, đàn hươu của gia đình ông chỉ có 5 - 7 con, về sau ông mạnh dạn vay vốn, từng bước phát triển đàn hươu. Hiện nay, gia đình ông là một trong những địa chỉ cung cấp lộc nhung uy tín, chất lượng trên địa bàn huyện.
 

Nhung hươu đi Mỹ

Trải qua bao thăng trầm, đến nay con hươu đã có tên trong danh sách sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh. Hươu không chỉ có mặt tại các vùng miền núi Hương Sơn, Vũ Quang mà ở miền xuôi như vùng trà sơn Can Lộc, Thạch Hà, Kỳ Anh… nghề nuôi hươu cũng phát triển rất sôi động.

Theo thống kê, toàn tỉnh Hà Tĩnh có khoảng hơn 40.000 con hươu, tập trung nhiều nhất là ở Hương Sơn chiếm 90%. Năm 2008, hươu giống, nhung hươu Hương Sơn được Cục Sở hữu  trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) cấp giấy chứng nhận thương hiệu. Từ đó, nghề nuôi hươu thực sự bước vào “thời kỳ vàng son” cũng là cơ hội để hươu “cất cánh” ra ngoại quốc.

Ông Võ Văn Phúc, Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn, chia sẻ: “Từ lâu, hươu đã trở thành giống vật nuôi chủ lực của địa phương, là nghề mũi nhọn trong phát triển kinh tế, được nhân dân Hương Sơn chú trọng nhiều năm qua. Vì vậy, ngoài chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện cũng hỗ trợ thêm để tạo động lực cho người nuôi mạnh dạn đầu tư chăn nuôi. Toàn huyện hiện có hơn 30.000 con với sản lượng nhung trên 12 tấn, ước tính thu về hơn 120 tỷ đồng, tập trung nhiều ở một số xã như Sơn Lâm, Sơn Giang, Sơn Quang, Sơn Trung. Huyện đã phát triển được 202 mô hình, trong đó có 6 mô hình từ 50 - 70 con, 200 mô hình từ 10 - 30 con, đặc biệt có một mô hình 100 con đã đăng ký và đang tiến hành thả giống”.

15-16-16_5
Từ sau Tết Nguyên đán đến hết tháng 3 là chính vụ cắt “lộc” hươu

 

Ngoài chính sách của tỉnh, hàng năm huyện Hương Sơn còn ban hành chính sách hỗ trợ chăn nuôi hươu về xây dựng chuồng trại, mua con giống, trồng cỏ. Đối với những hộ chăn nuôi mới từ 20 con hươu trở lên và trồng 0,1ha cỏ thâm canh thì hỗ trợ 20 triệu đồng. Từ 100 con hươu trở lên và trồng 1ha cỏ thâm canh hỗ trợ 150 triệu đồng với điều kiện chủ mô hình có cam kết nuôi ổn định đàn ít nhất 3 năm kể từ ngày nghiệm thu.

“Hiện huyện tập trung nhiều giải pháp như mời các doanh nghiệp tham gia thực hiện các khâu liên kết trong sản xuất, trong đó bao tiêu sản phẩm nông nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng. Nhờ đó, sản phẩm nhung hươu đã có mặt tại các thị trường nước ngoài như Mỹ, Canada… Thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục gắn kết với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường và các sản phẩm xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài”, ông Phúc cho biết thêm.

Đầu tư nuôi hươu đang là một hướng đi đúng và những đàn hươu “vàng” đang thực sự góp phần làm cho cuộc sống người nông dân Hương Sơn ngày càng no ấm. Nhưng để khai thác hết tiềm năng do nhung hươu mang lại thì “xuất ngoại” là hướng đi hứa hẹn sẽ đem đến nhiều nguồn lợi cho người nuôi hươu.

Nhung hươu có tác dụng gì?

Huyết nhung và nhung yên ngựa là quí nhất. Người ta đã phân tích được thành phần hóa học của nhung hươu nai, gồm canxi cacbonat, canxi phosphas, chất keo, protid, kích tố (testosteron, pentocrin...), acid amin (hơn 17 loại).

Theo Tây y, nhung hươu giúp tăng sức mạnh cơ bắp, sảng khoái tinh thần, vết thương mau lành, ăn ngủ tốt, lợi niệu và tăng nhu động dạ dày - ruột, chuyển hóa tốt protid và glucid... Liều mạnh gây hạ huyết áp, làm tim co bóp mạnh, đập nhanh, giật cơ, co giật hay đông huyết.

Theo y học cổ truyền Việt Nam, nhung có tác dụng sinh tinh, bổ tủy, ích huyết; chữa các chứng hư tổn cơ thể, di tinh, liệt dương, vô sinh, bệnh lậu, giúp khỏe gân xương, tăng tuổi thọ... Từ lâu đời, các thầy thuốc Đông y Trung Quốc và Nhật đã dùng nhung như vị thuốc bổ, giúp cơ thể lâu già, chống co giật, chữa ung bướu, thấp khớp.

Nhung hươu nai tuy bổ nhưng không phải ai cũng dùng được. Những người không được dùng là: người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu nhưng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm.

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm