| Hotline: 0983.970.780

Huyện Mê Linh chấm dứt tình trạng thiếu nước vụ đông xuân

Thứ Sáu 31/12/2021 , 16:01 (GMT+7)

HÀ NỘI Nhờ Trạm bơm Thanh Điềm kịp đưa vào hoạt động ngay từ đợt 1 lấy nước vụ đông xuân,, huyện Mê Linh sẽ chấm dứt tình trạng khó khăn về nguồn nước như mọi năm.

Ngày 31/12, Đoàn công tác của Tổng cục Thuỷ lợi đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị lấy nước gieo cấy vụ đông xuân 2021 – 2022 tại Hà Nội.

Đoàn công tác đã đi thực địa tại Trạm bơm Thanh Điềm (huyện Mê Linh, Hà Nội). Đây một trong những "điểm nóng" về công tác cấp nước đông xuân những năm qua trên địa bàn Thủ đô. Đến thời điểm hiện tại, dự án xây mới Trạm bơm Thanh Điềm với 5 tổ máy, mỗi máy có công suất 7.300m3/h đã hoàn thành.

Ông Nguyễn Hồng Khanh (ngoài cùng bên trái), Cục trưởng Cục Quản lý Công trình thuỷ lợi (Tổng cục Thuỷ lợi) trao đổi với lãnh đạo Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Nguyễn Hồng Khanh (ngoài cùng bên trái), Cục trưởng Cục Quản lý Công trình thuỷ lợi (Tổng cục Thuỷ lợi) trao đổi với lãnh đạo Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội. Ảnh: Minh Phúc.

Ngày 28/12, Ban Quản lý Dự án đầu tư Xây dựng công trình nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội và các đơn vị liên quan đã vận hành thử trạm bơm trong 72 giờ. Cả 5 tổ máy đều vận hành tốt trong điều kiện mực nước sông Hồng ở mức +1,25 (với mực nước này, trạm bơm dã chiến ngay sát bên cạnh cũng không thể vận hành được).

Ông Vũ Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư Xây dựng công trình nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Trạm bơm Thanh Điềm đi vào hoạt động sẽ đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất cho 6.500ha nông nghiệp trên địa bàn huyện Mê Linh, đồng thời cấp nguồn cho sông Cà Lồ.

Hiện nay, công trình này đã đủ điều kiện để bàn giao cho Công ty Đầu tư Phát triển Thuỷ lợi Hà nội quản lý, vận hành để kịp thời lấy nước đợt 1 vụ đông xuân sắp tới. Ngoài ra, để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, hiện nay vẫn có nguồn điện riêng biệt cung cấp cho trạm bơm dã chiến để nếu xảy ra sự cố tại trạm bơm chính, các tổ máy của trạm bơm này sẽ được vận hành để lấy nước từ sông Hồng vào hệ thống.

Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi Thành phố Hà Nội, ông Đặng Anh Tuấn cho biết, ngay từ tháng 10, Chi cục đã nhận được văn bản của Bộ NN-PTNT và Bộ Tài Nguyên và Môi trường đánh giá, dự báo về mực nước sông Hồng trong vụ đông xuân 2021 – 2022.

Trạm bơm Thanh Điềm được xây mới, đảm bảo đủ điều kiện để vận hành lấy nước vụ đông xuân 2021 - 2022 cho khu vực huyện Mê Linh của Hà Nội. Ảnh: Minh Phúc.

Trạm bơm Thanh Điềm được xây mới, đảm bảo đủ điều kiện để vận hành lấy nước vụ đông xuân 2021 - 2022 cho khu vực huyện Mê Linh của Hà Nội. Ảnh: Minh Phúc.

Từ đó, Chi cục tham mưu cho Sở NN-PTNT chỉ đạo các quận, xã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất chi tiết đối với từng công trình, từng hệ thống thuỷ lợi phù hợp với lịch gieo cấy của các địa phương.

“Theo kế hoạch, vụ đông xuân sắp tới, Hà Nội gieo trồng khoảng 103.000 ha, trong đó diện tích lúa khoảng 81.500 ha (giảm 3.500 ha so với năm 2021 do chuyển đổi diện tích đất lúa sang cây trồng khác).

Cũng theo ông Đặng Anh Tuấn, nhờ Trạm bơm Thanh Điềm kịp đưa vào hoạt động ngay từ đợt 1 lấy nước vụ đông xuân,, huyện Mê Linh sẽ chấm dứt tình trạng khó khăn về nguồn nước như mọi năm.

Tuy nhiên, một số trạm bơm dọc sông Hồng, nhất là Trạm bơm Phù Sa (Thị xã Sơn Tây) rất khó khăn về nguồn nước, bởi năm nay mực nướcsông Hồng trong các đợt hồ thuỷ điện thượng nguồn xả tăng cường sẽ thấp hơn mọi năm. Ví dụ, trong đợt 1 lấy nước vụ đông xuân năm 2021, mực nước tại Trạm Thuỷ văn Hà Nội ở mức 1,9 m, nhưng năm nay chỉ đạt 1,7 m. Do đó, công suất lấy nước tại Trạm bơm dã chiến Phù Sa sẽ thấp hơn.

Trạm bơm Thanh Điềm có thể lấy nước trong điều kiện mực nước sông Hồng xuống thấp (không phụ thuộc vào các đợt xả tăng cường các hồ thuỷ điện ở thượng nguồn). Ảnh: Minh Phúc.

Trạm bơm Thanh Điềm có thể lấy nước trong điều kiện mực nước sông Hồng xuống thấp (không phụ thuộc vào các đợt xả tăng cường các hồ thuỷ điện ở thượng nguồn). Ảnh: Minh Phúc.

Với hệ thống sông Nhuệ, cũng sẽ rất khó về nguồn nước, nhất là khi công suất của Trạm bơm dã chiến Liên Mạc chưa đáp ứng được yêu cầu. Để cấp nước cho sông Nhuệ, Hà Nội sẽ vận hành các trạm bơm để chuyển nguồn từ khu vực phía Đông sông Nhuệ tiếp cho khu vực phía Tây. Tuy nhiên, một số khu vực thuộc quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và một phần quận Hà Đông và huyện Thanh Oai vẫn khó khăn về nguồn nước.

Ngoài ra, theo ông Tuấn, còn một số vùng dọc theo sông Tích tại huyện Quốc Oai cũng sẽ gặp khó khăn về nguồn nước nếu Trạm bơm Đông Sơn (xây dựng mới) không kịp vận hành để đưa nước vào hệ thống, phục vụ hơn 1.000 ha đất nông nghiệp.

Trước tình hình trên, Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội đề nghị Bộ NN-PTNT và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nâng mực nước trên hệ thống sông Hồng tại Trạm Thuỷ văn Hà Nội cao hơn kế hoạch trong các đợt xả tăng cường của các hồ thuỷ điện thượng nguồn. Từ đó, các trạm bơm dọc sông Đà, sông Hồng dễ lấy nước hơn.

Với việc Trạm bơm Thanh Điềm đi vào hoạt động, 'điểm nóng' khó khăn về nước cho gieo cấy vụ đông xuân tại khu vực huyện Mê Linh sẽ được giải quyết. Ảnh: Minh Phúc.

Với việc Trạm bơm Thanh Điềm đi vào hoạt động, "điểm nóng" khó khăn về nước cho gieo cấy vụ đông xuân tại khu vực huyện Mê Linh sẽ được giải quyết. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Nguyễn Hồng Khanh, Cục trưởng Cục Quản lý Công trình huỷ lợi – Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ NN-PTNT) cho biết, theo kế hoạch cấp nước vụ đông xuân 2021 – 2022, tổng số ngày xả nước tăng cường đã giảm đi 2 ngày so với vụ đông xuân năm trước (rút từ 18 ngày xuống 16 ngày). Đo đó, ngay từ đợt 1 lấy nước, đề nghị tất cả hệ thống công trình lấy nước trên hệ thống sông Hồng, sông Đà phải vận hành để tích nước trước, mặc dù chưa có nhu cầu sử dụng nhiều.

Trong đợt 2 là đợt có thời gian xả nước dài nhất, từ 15 - 22/1/2022 (8 ngày), Tổng cục Thủy sản sẽ phối hợp với EVN để duy trì mực nước sông Hồng tại Trạm Thuỷ văn Hà Nội khoảng 1,9m trở lên. Trong đợt 3, sẽ cố gắng duy trì mực nước sông Hồng tại Trạm Thuỷ văn Hà Nội khoảng 1,6m.

Xem thêm
Ngành chăn nuôi vẫn canh cánh nỗi lo 'xuất khẩu'

HÀ NỘI Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn đang canh cánh việc chưa thể xuất khẩu được nhiều sản phẩm.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Báo động thoái hóa đất Tây Nguyên: [Bài 2] Giải pháp nâng cao sức khỏe đất

Phục hồi đất thoái hóa là quá trình lâu dài, bền bỉ và cần phải có giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, quản lý, khoa học công nghệ, khuyến nông...