| Hotline: 0983.970.780

Kè biển Cẩm Nhượng sạt lở, dân sống bất an

Thứ Sáu 10/06/2022 , 11:57 (GMT+7)

Hàng nghìn hộ dân xã Cẩm Nhượng đang sống trong bất an khi tuyến kè biển liên tục bị sạt lở, đặc biệt khi mùa mưa bão đang cận kề.

Kè biển Cẩm Nhượng cần được sửa chữa, thậm chí xây dựng lại kiên cố để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho hàng nghìn hộ dân trước thực trạng biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. 

Kè biển Cẩm Nhượng cần được sửa chữa, thậm chí xây dựng lại kiên cố để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho hàng nghìn hộ dân trước thực trạng biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. 

Kè biển Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) được xây dựng vào năm 2000 với chiều dài hơn 1,2km, chạy dọc các thôn Phúc Hải, Xuân Bắc, Xuân Nam, Hải Bắc, Hải Nam và thôn Chùa. Tuyến kè này được xây dựng để chắn sóng, bảo vệ cho khoảng 1.200 hộ dân với hơn 5.000 nhân khẩu của xã Cẩm Nhượng.

Quá trình đưa vào sử dụng, do chịu áp lực của sóng biển, triều cường, tuyến kè liên tục hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

Đoạn kè qua thôn Hải Nam có nhiều điểm bị sụt lún, sạt lở tạo thành 'hàm ếch' rỗng bên trong.

Đoạn kè qua thôn Hải Nam có nhiều điểm bị sụt lún, sạt lở tạo thành “hàm ếch” rỗng bên trong.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng cho biết, qua kiểm tra hiện có đến 11 - 12 điểm tại bờ kè xảy ra tình trạng sạt lở, sụt lún, các cấu kiện bê tông bị đứt gãy. Sau khi địa phương báo cáo thực trạng, đoàn kiểm tra của tỉnh đã về khảo sát và đề xuất phương án sẽ khắc phục sửa tạm thời các điểm bị hư hỏng để đảm bảo an toàn cho người dân trước mùa mưa bão.

“Tuy nhiên, về lâu dài cần đưa công trình này vào diện cấp bách để “chữa bệnh” triệt để, tránh tình trạng sửa chữa “chắp vá” vừa tốn tiền của mà hiệu quả sử dụng không được lâu dài”, ông Hùng nói.

Chính quyền và người dân phải sử dụng các khối bê tông, đá, cát để gia cố tạm thời.

Chính quyền và người dân phải sử dụng các khối bê tông, đá, cát để gia cố tạm thời.

Ghi nhận tại hiện trường cho thấy, trên tuyến kè đoạn qua thôn Hải Nam với chiều dài khoảng 300m nhưng có đến hàng chục điểm sụt lún, sạt lở, vỡ các cấu kiện, khoét sâu dưới chân kè, tạo ra nhiều "hàm ếch". Đáng nói, có những điểm sạt nghiêm trọng, rộng khoảng 200m2 và nằm sát chân kè. Chỉ cần sóng biển lớn, áp lực từ những đợt triều cường của bão cấp 7 trở lên là cả tuyến kè có nguy cơ bị “nuốt chửng”.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt, trú thôn Hải Nam chia sẻ, một số điểm tại bờ kè biển đoạn qua thôn Hải Nam bị hư hỏng nặng vào đầu tháng 4/2022, còn dọc tuyến này xuống cấp nhiều năm qua. Trước đây chính quyền có khắc phục, sửa chữa nhưng do làm không đồng bộ nên cứ sửa chỗ này sóng lại đánh sụt lún chỗ khác.

Các cấu kiện bê tông bị sóng đánh hỏng dạt vào bờ kè.

Các cấu kiện bê tông bị sóng đánh hỏng dạt vào bờ kè.

“Sắp đến mùa mưa bão năm 2022 rồi, chúng tôi nhìn bờ kè bị sóng đánh tan tành mà nóng cả ruột gan. Nếu không sửa chữa kịp thời, khi bão đổ bộ vào tính mạng, tài sản của chúng tôi sẽ bị đe dọa”, bà Nguyệt lo lắng.

Chị Hiền, cùng trú thôn Hải Nam cũng bày tỏ, hàng chục năm qua kè biển như bức tường thành ngăn sóng, bảo vệ người dân Cẩm Nhượng khi mưa bão đến. Tuy nhiên, với tình trạng hư hỏng, bị sóng biển đánh xói lở như hiện nay thì tuyến kè rất khó để chống chọi với những cơn bão lớn, đổ bộ trực tiếp.

Những mảng bê tông bị đứt gãy nằm ngổn ngang.

Những mảng bê tông bị đứt gãy nằm ngổn ngang.

Đề phòng triều cường, sóng lớn tiếp tục gây sạt lở cho tuyến kè, trước mắt xã Cẩm Nhượng đã tập kết sẵn đá và các khối bê tông để gia cố tạm thời những vị trí sạt lở. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn lâu dài, người dân xã Cẩm Nhượng mong muốn Trung ương, tỉnh, huyện sớm có phương án đầu tư kinh phí; xây dựng kè kiên cố để người dân không còn bất an khi mùa mưa bão về.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.