| Hotline: 0983.970.780

Kè sinh thái, giải pháp mềm ứng phó trước sạt lở

Chủ Nhật 11/06/2023 , 14:08 (GMT+7)

Hậu Giang Mỗi năm tỉnh Hậu Giang thực hiện trên 100km kè sinh thái bảo vệ bờ sông, giải pháp mềm này được đánh giá hiệu quả trước tình trạng sạt lở, thiên tai đang hiện hữu.

Hậu Giang là nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây sông Hậu, chịu ảnh hưởng nặng của thiên tai, trong đó có sạt lở.

Theo thông tin từ Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang, từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 31 điểm sạt lở với tổng chiều dài 665m, gây mất gần 3.500m2 đất, ước thiệt hại gần 2 tỷ đồng, tăng cao so với cùng kỳ năm 2022 (tháng 6/2022 chỉ ghi nhận 20 điểm sạt lở).

Từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang xảy ra 31 điểm sạt lở với tổng chiều dài 665m, ước thiệt hại gần 2 tỷ đồng. Ảnh: Kim Anh.

Từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang xảy ra 31 điểm sạt lở với tổng chiều dài 665m, ước thiệt hại gần 2 tỷ đồng. Ảnh: Kim Anh.

Đặc biệt chỉ tính riêng trong tháng 5/2023, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 14 vị trí sạt lở. Bước qua đầu tháng 6, tại huyện Châu Thành, chỉ trong ngày 5/6 liên tiếp 3 vụ sụp đất, sạt lở bờ kênh xảy ra. Tổng chiều dài sạt lở 48m, sâu vào bờ nơi rộng nhất khoảng 4 – 8m.

Theo nhận định bước đầu từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Châu Thành, nguyên nhân dẫn đến các vụ sạt lở trên là ảnh hưởng của dòng chảy.

Ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang nhận định, trong năm 2023 ảnh hưởng của thiên tai và sạt lở sẽ ngày càng càng phức tạp, nghiêm trọng hơn nữa. Ông Toàn phân tích, các điểm sạt lở thường nằm ở những vị trí có lưu lượng tàu thuyền đi lại nhiều gây sạt lở, đặc biệt là vấn đề khai thác cát quá mức, để phục vụ san lấp và các công trình xây dựng.

Công tác phòng, chống sạt lở cần có sự vào cuộc của cả hệ thống từ Trung ương, chính quyền tỉnh và sự đồng hành của người dân. Ngoài những giải pháp về cơ chế hỗ trợ người dân di dời đến nơi an toàn hay xây dựng các công trình cứng, một giải pháp được ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tự tin phát huy hiệu quả cao đó là thực hiện kè sinh thái.

“Việc hình thành ý tưởng kè sinh thái chống sạt lở xuất phát từ thực tế Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang muốn tìm ra giải pháp phù hợp điều kiện tự nhiên, nhưng phát huy hiệu quả cao nhất trong công tác chống sạt lở”, ông Toàn chia sẻ.

Triển khai từ năm 2018, qua nhiều lần đánh giá, rút kinh nghiệm, mô hình kè sinh thái đã phát huy hiệu quả rõ nét. Mỗi năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã thực hiện trên 100km kè sinh thái. Đến thời điểm này, ông Toàn khẳng định kè sinh thái là mô hình kè chống sạt lở rất phù hợp trong điều kiện tỉnh Hậu Giang, đặc biệt với những tuyến kênh dốc hoặc trong điều kiện thủy văn mực nước thấp.

Mỗi năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã thực hiện trên 100km kè sinh thái, bảo vệ bờ sông, phòng, chống sạt lở. Ảnh: Kim Anh.

Mỗi năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã thực hiện trên 100km kè sinh thái, bảo vệ bờ sông, phòng, chống sạt lở. Ảnh: Kim Anh.

Hơn nữa, người dân đã khai thác được nhiều giá trị từ kè sinh thái. Điển hình như trên kè sinh thái bà con trồng tràm, dừa, rau ăn lá. Hoặc trên tuyến lộ dọc kè sinh thái có thể trồng hoa tạo cảnh quan, bảo vệ con đường.

Riêng đối với những tuyến kênh xung yếu, Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang đang xây dựng những dự án dời đê vào bên trong để đảm bảo an toàn sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Đối với vấn đề trồng cây phân tán, theo ông Toàn hiện nay diện tích đất để trồng cây rất hạn chế, nhất là khu công cộng. Vì thế, nếu kết hợp trồng cây phân tán với kè sinh thái sẽ phát huy hiệu quả, cách làm này sẽ giúp việc trồng cây phân tán đạt mục tiêu đề ra.

Thời gian tới, công tác tuyên truyền, vận động, để người dân hiểu sâu sắc về ý nghĩa của kè sinh thái và trồng cây phân tán đối với cuộc sống cần được đẩy mạnh. Góp phần thực hiện hiệu quả Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” theo Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Tháng 6/2021, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành Kế hoạch 113/KH-UBND về trồng cây xanh phân tán và trồng rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025. Với mục tiêu cả giai đoạn hoàn thành trồng 8,4 triệu cây phân tán. Bao gồm: Cây xanh đô thị, cây lâm nghiệp phân tán. Sở NN-PTNT tỉnh đã chủ động nguồn giống, đảm bảo số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn cây trồng phù hợp điều kiện của địa từng địa phương.

Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hà Nội chuyển rét từ ngày mai

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Hà Nội chuyển rét, nhiệt độ thấp nhất ở mức 18 độ C. Gió Đông Bắc mạnh cấp 2-3, nhiều nơi có mưa rào rải rác.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.