| Hotline: 0983.970.780

Kè chống sạt lở chưa hoàn thiện đã tan nát

Thứ Ba 06/06/2023 , 07:21 (GMT+7)

Dự án kè chống sạt lở làm 14 năm vẫn dang dở, chưa nghiệm thu. Dự án cũng chưa thể bàn giao vì không biết giao cho đơn vị nào quản lý.

Một đoạn kè bị sạt lở nặng, tấm lót không còn, chỉ còn đất. Ảnh: Tuấn Anh.

Một đoạn kè bị sạt lở nặng, tấm lót không còn, chỉ còn đất. Ảnh: Tuấn Anh.

Tan nát kè chống sạt lở

Thôn Đông Sông (thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) là địa bàn có con sông dữ, thường xuyên cuốn bay đất, hoa màu của dân. Người dân mong muốn được xây kè để bảo vệ tài sản.

Mong muốn thành hiện thực, Dự án Kè chống sạt lở bờ sông Pô Cô (đoạn qua thôn Đông Sông) đã được phê duyệt đầu tư, có chiều dài 1,9km, tổng mức đầu tư hơn 93 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum làm chủ đầu tư. Nguồn vốn dự án từ ngân sách Trung ương hỗ trợ xây dựng công trình chống sạt lở đê, phòng chống lụt bão cấp bách.

Bắt đầu triển khai từ 2009, đến năm 2013 thì dự án phải tạm ngừng vì thiếu vốn. Thời điểm tạm ngừng, các hạng mục thi công chưa hoàn thành, đang dở dang, giá trị xây lắp của hạng mục đã xây dựng chỉ đạt 25,2 tỷ đồng.

Đến 6 năm sau, dự án tiếp tục được bố trí hơn 11,8 tỷ đồng để đầu tư các hạng mục cần thiết còn lại nhằm phát huy hiệu quả, đồng thời đưa vào bàn giao, sử dụng. Chủ đầu tư đã lựa chọn nhà thầu thi công và thời hạn thực hiện hợp đồng thi công là đến tháng 12/2021. Theo đại diện chủ đầu tư, khi bố trí tiếp 11,8 tỷ đồng, các nhà thầu đã tổ chức thi công. Việc thi công cũng hoàn thành vào cuối năm 2021, đảm bảo đúng tiến độ như hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.

Phần bị hỏng, tấm lót nằm nghiêng ngả. Ảnh: Tuấn Anh.

Phần bị hỏng, tấm lót nằm nghiêng ngả. Ảnh: Tuấn Anh.

Tuy nhiên, khi ghi nhận thực tế dự án, chúng tôi thấy kè làm khá đơn giản. Đập kè xây dựng bằng đập đất, mái kè được ốp bằng tấm lót. Một đoạn kè dài khoảng 60m bị sạt lở nghiêm trọng phần mái. Các tấm lót mái đã bị đổ sập. Một số vị trí mái bị hỏng, phần nền rất yếu. Tấm lót mái khi bị cuốn bay, đã được tập kết thành bãi. Nhìn tổng quan, bờ kè bị hư hỏng, trông tan hoang. Nhiều đoạn không hư khác thì cỏ mọc phủ kín cả mái.

Chưa nghiệm thu, bàn giao đã hỏng

Ông Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum cho biết, đã nắm được thông tin đoạn kè bị hư hỏng. Vị trí hư hỏng do Công ty TNHH Tuấn Dũng (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) thi công. Theo đó, vào cuối năm 2021, dự án đã thi công xong. Trong lúc chờ nghiệm thu, bàn giao thì vào tháng 10/2022, một trận bão lũ đã diễn ra và làm kè bị hư hỏng với giá trị thiệt hại là 1 tỷ đồng. Dự án chưa nghiệm thu, bàn giao nên trách nhiệm sửa chữa thuộc về nhà thầu.

“Chủ đầu tư đã yêu cầu nhà thầu sửa chữa. Công ty TNHH Tuấn Dũng cũng là doanh nghiệp lớn mạnh. Họ khắc phục bằng việc đào chỗ sạt lở rồi đắp, tấm lát trôi thì nhặt và lát lại. Công ty này sẽ bỏ ra 1 tỷ đồng để sửa, cố gắng một tháng là khắc phục xong hư hỏng”, ông Tuấn nói.

Tấm lót kè được thu gom chất đống. Ảnh: Tuấn Anh.

Tấm lót kè được thu gom chất đống. Ảnh: Tuấn Anh.

Cũng theo ông Tuấn, gói thầu thi công xong vào cuối năm 2021, tuy nhiên đến nay, chủ đầu tư chưa thể nghiệm thu, bàn giao. Lý do có nhiều, trong đó có việc UBND tỉnh Kon Tum chưa có văn bản phân cấp đơn vị quản lý nên chủ đầu tư không biết bàn giao dự án cho ai. Ngoài ra là do UBND huyện Đăk Glei đổ đất ra kè. 

Trả lời về việc tại sao khi phát hiện hư hỏng dự án, chủ đầu tư không yêu cầu khắc phục mà sau 7 tháng mới yêu cầu sửa chữa, ông Trần Ngọc Tuấn lý giải, khi phát hiện hư hỏng do bão, chủ đầu tư đã có văn bản gửi ngành chức năng xin hỗ trợ khắc phục. Nhà thầu ỷ lại sẽ xin được kinh phí khắc phục do thiên tai. Tuy nhiên, cuối cùng không được duyệt hỗ trợ. Vì thế, nhà thầu phải tự bỏ tiền sửa.

Cần kiểm định chất lượng công trình

Nếu như chủ đầu tư nói lý do kè hư vì bão thì một kỹ sư xây dựng đang làm công tác quản lý các công trình liên quan đến các dự án thủy lợi lại cho rằng không thể nói kè bị sạt lở hoàn toàn do bão. Theo lý giải của kỹ sư này, đối với kè chống sạt lở, khi thiết kế, đơn vị liên quan đã tính toán đến yếu tố ảnh hưởng bão lũ theo từng cấp độ, từng giai đoạn cụ thể. Vì thế, không thể cứ bão vào là hư hỏng. Vị kỹ sư này kiến nghị, để phát huy hiệu quả dự án, cần kiểm định chất lượng công trình để xác định nguyên nhân hư hỏng và đưa ra giải pháp khắc phục. Khi đánh giá đúng nguyên nhân thì mới giải quyết được triệt để việc sạt lở.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm