| Hotline: 0983.970.780

Khắc kỷ niệm trong lòng Hà Nội

Thứ Ba 07/10/2014 , 08:21 (GMT+7)

76 tuổi đời, hơn 60 năm tuổi nghề, nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng - người nắm giữ bí quyết nghề khảm tam khí vinh dự là một trong mười người được đề cử danh hiệu "Công dân ưu tú Thủ đô" năm 2014.

Khảm tam khí - đồ gia bảo

Ít ai biết rằng ngôi nhà nằm sâu trong ngõ Tiến Bộ (phố Khâm Thiên, Hà Nội) ngoắt ngoéo ấy lại là chốn cư trú của người nghệ nhân đã khắc những kỷ niệm trong lòng Hà Nội trên các sản phẩm quý.

Bằng đôi tay tài hoa của mình, nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng đã tạo ra những sản phẩm khảm tam khí vừa tinh xảo vừa mang dấu ấn vẻ đẹp văn hóa dân tộc khiến cả khách hàng trong nước lẫn khách hàng quốc tế đều phải trầm trồ thán phục.

Theo nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng, tam khí là đồ mỹ nghệ được làm bằng ba thứ kim loại: vàng, bạc và đồng. Đó là những chiếc lư hương, đỉnh trầm, chân đèn, cây nến, đôi hạc, câu đối, tranh... bằng đồng khảm vàng, bạc mà xưa kia, chỉ có vua chúa, quan lại và những nhà gia thế mới có thể sở hữu chúng.

Khảm tam khí quý không chỉ bởi giá trị của bạc, vàng, mà còn bởi sự công phu, tài hoa của người thợ khi chế tác.

Quê gốc ở làng gò đồng Đại Bái (Bắc Ninh), năm 12 tuổi ông ra Hà Nội lập nghiệp. Từ đó đến nay, cả cuộc đời, chưa bao giờ nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng rời gắn bó với nghề truyền thống.

Cầu kỳ hơn sản phẩm đúc đồng, gò đồng thông thường, chỉ qua công đoạn đúc, gò, sẽ sang khâu hoàn thiện, đánh bóng, làm mầu là có thể sử dụng. Còn đồ khảm tam khí, hoàn thành những công đoạn ấy mới chỉ là việc “xây thô”, là “nền” để chuẩn bị đón một bức “vẽ” sắp ra đời.

Vẽ xong họa tiết hoa văn lên sản phẩm, ông Trọng dùng cây đục sắc, đục sâu vào thân đồ đồng theo hình vẽ sẵn. Bàn tay cực kỳ khéo léo của ông dần khoét hẳn vào thân sản phẩm, lấy những “phoi” đồng ra. Những chỗ đồng vừa được khoét ra sẽ tạo chỗ trống để cẩn vàng, bạc vào đó. Ông Trọng lại “múa” từng nhát búa, để vàng, bạc sẽ “ăn” vào nền đồ đồng.

“Sản phẩm càng nhỏ, càng đòi hỏi sự tinh vi. Vàng, bạc được dát thành sợi, thành miếng nhỏ sao cho phù hợp. Một nhát đục “phạm” sẽ để lại dấu vết, thậm chí, làm hỏng cả sản phẩm”, nghệ nhân chia sẻ.

Cái tài của người thợ còn phải thể hiện được ở đường nét khớp nối giữa chất liệu đồng với vàng, bạc, làm sao giấu được vết nối được ghép từ những kim loại khác nhau mới là thợ khéo. Qua các công đoạn từ mài, giũa, đến đánh bóng, những “bức tranh” dần hiện lên. Vàng bạc mầu mắt cua cứ thế ánh lên trên nền đồng trông hết sức sang trọng.

Từ đây, món đồ khảm tam khí luôn được coi như đồ gia bảo.

Tinh xảo trong bản sắc dân tộc

Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng tâm sự rằng, gìn giữ nghề truyền thống không có nghĩa là chỉ giữ những cái cũ mà cần liên tục học hỏi, đổi mới. Thậm chí, còn phải có tư duy sáng tạo.

Vì thế, ông đi sâu vào việc nghiên cứu, sáng tạo những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đòi hỏi sự tinh xảo, tay nghề cao, thể hiện được tài năng và sáng tạo. Khi bắt tay vào công việc là khi ấy ông nhập tâm hồn của mình vào cây đục, cây búa, cảm xúc cứ theo đó đưa nét chạm lên đồng.

Trong tư duy của ông, tác phẩm thủ công mỹ nghệ đạt đến trình độ tinh xảo không chỉ thể hiện được sự khéo léo, tài năng của người nghệ sĩ mà cao hơn thế nó phải thể hiện được tinh hoa bản sắc của văn hóa Việt Nam.

“Tôi đã từng đi giao lưu nghệ nhân các nước ASEAN cũng học hỏi được nhiều. Nhưng làm sao mình phải giữ được đặc trưng sản phẩm, hoa văn, văn hóa bản sắc dân tộc để đưa vào sản phẩm.

unh-4111440322
Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng (thứ 2 từ phải sang) trong ngày ra mắt công trình “Thư gửi mai sau”

“Tôi xuất thân từ gia đình truyền thống nhiều đời làm nghề. Con cháu tôi nay cũng bám sát theo nghề nghiệp của tổ tiên để lại. Thực sự mà nói nghề này khó khăn lắm. Nó phải có sự tâm huyết, sự cần cù và sự đam mê thì mới làm được”, nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng hồ hởi.

Khi khách hàng nhìn vào sản phẩm, họ vừa nhận ra cái đẹp vừa nhận ra dấu ấn dân tộc của sản phẩm Việt Nam. Cả cuộc đời tôi luôn luôn suy nghĩ và sáng tạo như thế, không bắt chước, lai căng văn hóa nước khác”, ông Trọng cho biết.

Từ nếp tư duy ấy, những sản phẩm ông thể hiện đều mang dấu ấn về phong cảnh và di sản nổi tiếng Việt Nam như: Chùa Một Cột, Khuê Văn Các, Ô Quan Chưởng...

Ông là tác giả Bộ cà phê chạm bạc - quai sừng, khay sơn mài giành được 3 huy chương vàng (Hội chợ toàn quốc 1986); đỉnh đồng khảm tam khí,  tượng Phật Bà khảm tam khí, tranh chạm đồng 4 tố nữ chơi nhạc đều đoạt huy chương vàng (Hội chợ Thủ công mỹ nghệ toàn quốc, 1994); tác phẩm cồng chiêng làm từ đồng thau và mặt trống đồng Ngọc Lũ của ông đã được chọn để gióng lên trong lễ khai mạc Tuần lễ Văn hóa Hà Nội - TP Toulouse (Pháp, 2007).

Yêu nghề, nghề chẳng phụ

Trải qua hơn 60 năm làm nghề, yêu nghề, nghề chẳng phụ. Năm 1986, nghệ nhân Nguyễn Ngọc Trọng được Liên minh HTX Việt Nam trao tặng danh hiệu nghệ nhân đợt đầu tiên. Năm 2010, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Ông đã thực hiện công trình “Thư gửi mai sau”, tác phẩm chạm đồng dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội” (sẽ được mở vào năm 2110).

Còn niềm vui lớn hơn nữa, đó là gia đình ông vẫn giữ được nếp “cha truyền con nối” trong nghề mà nhiều gia đình khác đã thất truyền. Sáu người con, cháu của ông là thợ giỏi, đều là hội viên Hội nghệ nhân Hà Nội.

Trong đó, người con trai thứ của ông là nghệ nhân Nguyễn Ngọc Anh cũng quyết tâm theo cha giữ gìn nghề tổ. Anh đã mở xưởng SX tại chính quê hương làng nghề.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm