| Hotline: 0983.970.780

Khắc phục những cống thủy lợi lỗi thời phục vụ sản xuất nông nghiệp

Thứ Bảy 13/08/2022 , 08:33 (GMT+7)

Khắc phục những cống thủy lợi lỗi thời, gây cản trở giao thương hàng hoá tại huyện U Minh (Cà Mau) là nhiệm phụ cần thiết trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Nhiều công trình công thủy lợi đã lỗi thời gây cản trở giao thông tại huyện U Minh. Ảnh: Trọng Linh.

Nhiều công trình công thủy lợi đã lỗi thời gây cản trở giao thông tại huyện U Minh. Ảnh: Trọng Linh.

Nhằm phục vụ tốt nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã triển khai xây dựng nhiều hệ thống thủy lợi trên địa bàn, qua thời gian đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều cống, đập đã không còn phù hợp, gây cản trở giao thương hàng hoá của người dân. Tỉnh Cà Mau đã và đang tập trung triển khai nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất của người dân.

Tại cống 87 thuộc ấp 7, xã Khánh Lâm, huyện U Minh được xem là một trong những cống không còn phù hợp đối với nhu cầu sản xuất, cũng như việc đi lại giao thương hàng hoá của người dân bằng đường thuỷ.

Theo quan sát của PV, cống được thiết kế với bề rộng chỉ 1,6m nên các phương tiện dù là rất nhỏ như: xuồng bán đồ tươi hay các "vỏ lãi" của người dân qua lại cũng gặp nhiều khó khăn. Cống thủy lợi này  được Nhà nước đầu tư khoảng 10 năm nay mục tiêu là trữ nước phục vụ sản xuất và phòng, chống cháy rừng. Tuy nhiên, từ khi hệ thống thủy lợi trên tuyến đê biển Tây được đầu tư hoàn chỉnh thì các cống này đã không còn phát huy hiệu quả, ngược lại còn gây cản trở việc đi lại của người dân.

Ông Đoàn Thế Dương, người bán hàng đồ hàng bông khi đi qua cống 87 bày tỏ: "Cống này nhỏ hẹp quá đi qua lại rất khó khăn, nó cọ quẹt nên đi qua lại không được gì hết”. Còn ông Châu Văn Khuynh, ở ấp 7, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau cho biết thêm: :"Ghe nhỏ mới vào được thì vận chuyển qua đây rồi mới sang qua ghe lớn nên phải tốn 2 chi phí. Việc bán buôn thì lúc nào cũng hẹp, lúc nào cũng khó."

Cống 87 tại ấp 7, xã Khánh Lâm huyện U Minh (Cà Mau). Ảnh: Trọng Linh.

Cống 87 tại ấp 7, xã Khánh Lâm huyện U Minh (Cà Mau). Ảnh: Trọng Linh.

Toàn huyện U Minh hiện có khoảng 22.000 ha diện tích đất trồng lúa, trong đó, diện tích lúa 2 vụ và diện tích lúa mùa là hơn 6.000 ha, diện tích trồng rừng khoảng 30.000, có trên 400 kênh rạch và hàng chục cống đập lớn nhỏ dẫn nước vào phục vụ sản xuất. 

Ngoài việc gây cản trở người dân vận chuyển hàng thì khi triều triều cường lên xuống hoặc có mưa lớn kèo dài thì một số cống sẽ thoát nước không kịp, dẫn đến ngập ứng gây thiệt hại cho người nông dân. Thực tế đã qua cho thấy, trong đợt triều cường nước biển dâng kết hợp mưa lớn kéo dài từ ngày 10 -12/7 vừa qua, nhiều diện tích lúa hoa màu của người dân bị ngập úng mà nguyên nhân một phần là do các cống không thoát nước kịp thời.

Ông Tô Bé Sáu, Bí thư Chi bộ ấp 7, xã Khánh Lâm, huyện U Minh cho biết:" Cống này nó rất là khó cho người dân trong việc vận chuyển hàng hóa, máy cày, máy cắt lúa phục vụ cho dân. Yêu cầu của người dân ở 2 tuyến 85,87 là tháo dỡ các cống để mở rộng cho bà con."

Ông Dương Chí Linh, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện U Minh trao đổi với PV NNVN. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Dương Chí Linh, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện U Minh trao đổi với PV NNVN. Ảnh: Trọng Linh.

Trao đổi với PV NNVN, ông Dương Chí Linh, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện U Minh thông tin:" Hệ thống thủy lợi của huyện cơ bản đảm bảo phục vụ sản xuất, hiện trên địa bàn huyện có trên 400 kênh rạch lớn nhỏ. Rất nhiều cử tri kiến nghị các cống này và các ngành chức năng của tỉnh cũng đã họp và cơ bản đã có phương án xử lý là sẽ tiến hành thanh thải những cống không còn phù hợp trên địa bàn huyện, trước mắt loại bỏ khoảng 5 cái để phục vụ giao thông của người dân.

Theo lãnh đạo Phòng NN-PNTN huyện U Minh, hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 6 cống không còn đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất của người dân, tập trung chủ yếu ở xã Khánh Lâm gồm: cống Hai Mây, cống Chín Thống, Cống 88, Cống 500 Cây Bàng; cống 85 và công 87.

Trước tình hình trên, Đoàn Đại biểu HĐND tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện cũng đã tổ chức chuyến khảo sát thực tế tại các cống nêu trên, qua khảo sát đoàn công tác cho chủ trương tháo dỡ 2 cống là cống 88 và cống Chính Thống, còn các cống khác giữ nguyên hiện trạng chờ.

Trong thời gian tới huyện sẽ phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tìm ra phương án để xử lý tốt nhất, nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại giao thương hàng hoá, sản xuất nông nghiệp của người dân và công tác phòng, chống cháy rừng của huyện trong năm 2022 và những năm tiếp theo.                                                                  

Xem thêm
Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Không tùy tiện tăng giá, ép khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Ngành du lịch yêu cầu các cơ quan quản lý địa phương và doanh nghiệp công khai giá bán hàng hóa, dịch vụ và bán đúng giá niêm yết, không tùy tiện tăng giá.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.