| Hotline: 0983.970.780

Khắc phục nuôi trồng thủy sản sau thiên tai

Thứ Tư 30/10/2024 , 07:59 (GMT+7)

Chuyên gia ngành thủy sản tỉnh Nam Định khuyến nghị loạt giải pháp khắc phục, vệ sinh ao nuôi; chăm sóc sức khỏe đàn thủy sản sau các sự cố thiên tai.

Nhằm sớm ổn định sản xuất thủy sản sau thiên tai, Sở NN-PTNT Nam Định ban hành Công văn 3274 hướng dẫn thực hiện các giải pháp khắc phục sau bão, trong đó chỉ đạo các địa phương hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp khắc phục, chăm sóc sức khỏe đàn thủy sản nuôi nhằm đảm bảo các đối tượng nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, an toàn dịch bệnh.

Vệ sinh ao hồ, cải tạo nguồn nước ao đầm nuôi là những yếu tố quan trọng trong việc mang lại sản lượng, năng suất nuôi trồng lớn. Ảnh: Kiên Trung.

Vệ sinh ao hồ, cải tạo nguồn nước ao đầm nuôi là những yếu tố quan trọng trong việc mang lại sản lượng, năng suất nuôi trồng lớn. Ảnh: Kiên Trung.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia: đối với các ao, hồ nuôi thủy sản bị ảnh hưởng ô nhiễm do nước dâng cao tràn vào, các hộ nuôi cần xả bớt nước trên tầng mặt, tiến hành chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước, nhất là đối với những ao nuôi thâm canh có mật độ cao. Sau mưa to, những ao nuôi mặn lợ cần bổ sung thêm nước mặn tránh sốc cho thủy sản nuôi, đặc biệt đối với tôm thẻ chân trắng và ốc hương.

Kiểm tra, xử lý các yếu tố môi trường nước ao, đầm, nơi đặt lồng bè nuôi, đảm bảo các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn cho phép. Di chuyển lồng bè đến vùng nuôi có chất lượng nước đảm bảo an toàn (nếu cần thiết);

Bổ sung vitamin C hoặc chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi; thường xuyên theo dõi sức khỏe của thủy sản nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời;

Sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước sau khi mưa, bão, lũ tan (nếu bị ô nhiễm).

Đồng thời, hướng dẫn các cơ sở nuôi trồng thủy sản tiến hành tu sửa, gia cố ao đầm nuôi trồng thủy sản, công trình phụ trợ đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật (định hướng sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường, có độ bền cao), chuẩn bị đầy đủ nguyên, nhiên, vật liệu, vật tư đầu vào trong nuôi trồng thủy sản, sẵn sàng thả giống khi điều kiện môi trường cho phép.

Đối với ao nuôi bắt đầu thả giống, người nuôi cần thực hiện đầy đủ quy trình cải tạo ao đầm, xử lý nước trước khi thả giống; lựa chọn đàn giống đạt chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm dịch an toàn dịch bệnh.

Lãnh đạo Chi cục Thủy sản tỉnh Nam Định cho biết, nhằm đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm những tháng cuối năm 2024, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của nhân dân, nhất là đối với những người nuôi trồng thuỷ sản sau trận thiên tai lịch sử, Chi cục Thuỷ sản đã tổ chức tập huấn, tăng cường hoạt động quan trắc, giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung nhằm kịp thời cung cấp thông tin, khuyến cáo các biện pháp xử lý môi trường vùng nuôi cho người dân.

Phối hợp với các địa phương để theo dõi, giám sát, nắm chắc tình hình sản xuất thủy sản, nhất là việc cung ứng các loại giống, vật tư đầu vào trên địa bàn tỉnh để đẩy mạnh hợp tác, kết nối giữa các địa phương, cơ sở sản xuất, cung ứng giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường, trang thiết bị, vật tư đầu vào; hỗ trợ các địa phương, người dân, cơ sở sản xuất bị thiệt hại do bão, lũ để cung ứng, hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất kịp thời.

Hỗ trợ, hướng dẫn người dân trong việc nhập khẩu con giống, vật tư để phục vụ sản xuất giống kịp thời (đặc biệt là giống nhuyễn thể).

Khuyến khích người dân nhanh chóng tu sửa, gia cố cơ sở vật chất để nhanh chóng ổn định, tiến hành sản xuất giống (nhất là đối với giống nhuyễn thể) đảm bảo cung ứng kịp thời các loại con giống cho người nuôi; tiến hành thả giống khi điều kiện môi trường cho phép.

Sau cơn bão số 3 (Yagi), ngành nông nghiệp tỉnh Nam Định tổng thiệt hại khoảng hơn 560 tỷ đồng. Trong đó, 699,5ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng, tổng thiệt hại ước tính gần 32 tỷ 298 triệu đồng.

Xem thêm
Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.