| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa tập trung ứng phó bão số 10

Thứ Ba 03/11/2020 , 17:02 (GMT+7)

Ngày 3/11, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có công điện tập trung ứng phó bão số 10 và mưa lũ trên địa bàn tỉnh.

Khánh Hòa đã có công điện yêu cầu các địa phương tập trung ứng phó bão số 10. Ảnh: KS.

Khánh Hòa đã có công điện yêu cầu các địa phương tập trung ứng phó bão số 10. Ảnh: KS.

Theo đó, để chủ động ứng phó với bão số 10, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các địa phương ven biển phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển; đồng thời giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để kịp thời thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu chủ động phòng tránh.

Bên cạnh đó, tổ chức hướng dẫn việc neo đậu tàu thuyền tại các khu tránh trú; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền. Triển khai phương án đảm bảo an toàn đối với các hoạt động du lịch, trên các đảo và lồng bè thủy hải sản ven biển.

Hiện Khánh Hòa có khoảng 2.817 bè với khoảng 13.617 lao động. Ảnh: KS.

Hiện Khánh Hòa có khoảng 2.817 bè với khoảng 13.617 lao động. Ảnh: KS.

Đối với Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, thủ trưởng các cơ quan đơn vị tiếp tục tổ chức kiểm tra, rà soát ngay các khu dân cư, các trụ sở cơ quan, nơi làm việc, nơi đóng quân của các đơn vị tại các khu vực trọng điểm, xung yếu có nguy cơ ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ. Kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm. 

Song song đó, rà soát các khu vực cầu, ngẩm, tràn... thường xuyên bị ngập lụt, chia cắt khi có mưa lũ để chủ động bố trí lực lượng hướng dẫn, chốt chặn nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân khi có thiện tại xảy ra.

Xóm núi, xã Phước Đồng, TP Nha Trang- là một trong những điểm có nguy cơ sạt lở. Ảnh: KS.

Xóm núi, xã Phước Đồng, TP Nha Trang- là một trong những điểm có nguy cơ sạt lở. Ảnh: KS.

Đối với các chủ đầu tư đang triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh yêu cầu các đơn vị thi công có phương án phòng chống thiên tai nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân, người lao động và các hạng mục công trình đang thi công. Đồng thời thực hiện tháo dỡ các hạng mục thi công công trình gây ách tắc dòng chảy; rào chắn, cắm biển cảnh báo tại các khu vực thi công, hố móng công trình...

Bên cạnh đó, rà soát lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã, các trang thiết bị, nhu yếu phẩm thiết yếu theo phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với các tình huống do bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ. Bố trí bộ phận trực ban 24/24 giờ để theo dõi tình hình bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ.

Theo Bộ Chi huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, tính đến 10 giờ ngày 3/11, toàn tỉnh hiện có 203 tàu với 1.547 lao động hoạt động đánh bắt trên biển. Cụ thể, 32 tàu/287 lao động hoạt động tại vùng biển Trường Sa; 39 tàu/336 người hoạt động vùng biển phía Nam; 132 tàu/924 lao động vùng biển Phú Yên đến Bình Thuận. Hiện các tàu này đã nắm được thông tin về bão số 10, chủ động phòng tránh an toàn.

Được biết, toàn tỉnh Khánh Hòa có khoảng 2.817 bè/ 73.265 ô, lồng chìm và nổi với khoảng 13.617 lao động. Ngoài ra địa phương này có 174 vị trí có khả năng sạt lở cao (khoảng 23.350 người dân) tập trung khắp các địa phương trong tỉnh.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất