| Hotline: 0983.970.780

Khánh thành nhà máy chế biến sầu riêng công suất 40 nghìn tấn/năm

Thứ Tư 19/07/2023 , 18:26 (GMT+7)

ĐẮK LẮK Nhà máy được đầu tư hơn 100 tỷ đồng, chuyên chế biến trái sầu riêng tươi và bóc múi với dây chuyền hiện đại nhất Việt Nam hiện nay để xuất khẩu.

Ngày 19/7, Công ty Cổ phần Sầu riêng Tây Nguyên (SARITA) tổ chức lễ khánh thành nhà máy chế biến sầu riêng tại Cụm công nghiệp Tân An, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Nhà máy sẽ chuyên chế biến trái sầu riêng tươi và bóc múi với dây chuyền hiện đại nhất Việt Nam hiện nay. Nhà máy được đầu tư với tổng kinh phí trên 100 tỷ đồng, công suất 40.000 tấn/năm.

Nhà máy chế biến trái cây của Công ty Cổ phần Sầu riêng SARITA được đầu tư hơn 100 tỷ đồng. Ảnh: Tâm An.

Nhà máy chế biến trái cây của Công ty Cổ phần Sầu riêng SARITA được đầu tư hơn 100 tỷ đồng. Ảnh: Tâm An.

SARITA mong muốn đưa trái sầu riêng Tây Nguyên xuất khẩu đến mọi quốc gia trên thế giới. Do đó, doanh nghiệp này có chiến lược xây dựng chuỗi liền mạch từ chủ vườn đến người tiêu dùng. Để làm được việc này, SARITA đã đầu tư bài bản, tập trung từ khâu chăm sóc vườn cùng nông hộ để tạo ra sản phẩm trái sầu riêng chất lượng cao nhất, có giá bán cao nhất.

Công ty cam kết sẽ mang lại giá trị kinh tế cho từng hộ dân liên kết, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng ổn định, bền vững và tiến đến nông nghiệp công nghệ cao.

Ông Vũ Phi Hổ, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sầu riêng Tây Nguyên cho biết, sau khi có nghị định thư xuất khẩu chính ngạch quả sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp đã đầu tư vào ngành hàng này.

Theo ông Hổ, SARITA là từ viết tắt của "sầu riêng Tây Nguyên". Công ty hướng đến chất lượng sản phẩm, công nghệ và con người. Do đó, Công ty đã đồng hành cùng HTX, nông dân làm ra những quả sầu riêng chất lượng cao. Công ty sử dụng công nghệ cấp đông nitơ để tạo ra sản phẩm chất lượng, ngoài thị trường Trung Quốc thì còn tiếp cận nhiều quốc gia khác.

Lãnh đạo Công ty Cổ phần Sầu riêng Tây Nguyên cùng khách mời cắt băng khánh thành nhà máy. Ảnh: Tâm An.

Lãnh đạo Công ty Cổ phần Sầu riêng Tây Nguyên cùng khách mời cắt băng khánh thành nhà máy. Ảnh: Tâm An.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk cho biết, nông sản Việt Nam đang có nhiều chuyển biến trong xuất khẩu. Trong đó, sầu riêng mới nổi những năm gần đây nhưng đã có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Đối với Đắk Lắk, trước đây chỉ biết đến xuất khẩu cà phê, tiêu… Tuy nhiên, hiện sầu riêng đang dần khẳng định vị thế và có thể vươn lên đứng thứ 2 về giá trị xuất khẩu của địa phương.

“Để khẳng định được vị thế, ngành hàng sầu riêng phải làm rất nhiều việc. Trong đó, các HTX, bà con nông dân cần liên kết với doanh nghiệp để xây dựng chuỗi liên kết bền vững. SARITA khánh thành nhà máy là sự kiện hết sức quan trọng, sẽ góp phần xây dựng ngành hàng sầu riêng Đắk Lắk nói riêng và Việt Nam nói chung phát triển bền vững”, ông Côn chia sẻ.

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.