| Hotline: 0983.970.780

Paraquat - Cứu tinh hay đao phủ?

Khi nào có lệnh cấm toàn cầu?

Thứ Tư 22/10/2014 , 09:54 (GMT+7)

Nguyên nhân của những tranh cãi nảy lửa và dai dẳng nằm ở ngay chính ưu điểm và nhược điểm của Paraquat. / Paraquat - Cứu tinh hay đao phủ?

Nguyên nhân của những tranh cãi dai dẳng

Nguyên nhân của những tranh cãi nảy lửa và dai dẳng nằm ở ngay chính ưu điểm và nhược điểm của Paraquat.

Về ưu điểm, Paraquat chưa có đối thủ về hiệu quả mà chúng mang lại cả về phương diện canh tác lẫn kinh tế, ngoài ra Paraquat cũng tỏ ra vượt trội các thuốc diệt cỏ khác ở chỗ không có khả năng xông hơi nên ít bị khuyếch tán và hít phải, mặt khác chúng lại bị hấp thụ mạnh, nhanh bởi đất, việc gây độc cho các hệ sinh vật khác như ong, chim, cá… thấp, mối liên hệ giữa Paraquat với các nguy cơ gây ung thư, biến dị gene đều mơ hồ.

Còn nhược điểm thì Paraquat là đứng đầu bảng về gây nên ngộ độc cấp tính qua đường tiêu hóa và hô hấp, việc cấp cứu y khoa cực kỳ khó vì chúng diễn ra quá nhanh và không có thuốc giải, một người chỉ cần 35 gr Paraquat 20% (1 thìa canh) thì đã là “thập tử nhất sinh”.

Để giảm bớt nguy cơ ngộ độc, mà chủ yếu do tự tử, các nhà sản xuất đã cho thêm vào Paraquat (dạng thành phẩm) chất nhuộm màu xanh đặc trưng, mùi hôi khó chịu và chất gây nôn. Tuy nhiên cũng chưa có báo cáo nào về hiệu quả của việc thêm phụ gia trên.

Bởi những ưu nhược điểm trên nên các tranh cãi đã chuyển dần từ phạm trù độc dược trong nông nghiệp sang phạm trù xã hội. Năm 1990, với sức ép của tổ chức từ thiện phi chính phủ Tuyên bố Berne (bernedeclaration – BD thành lập năm 1986, có 23.500 hội viên tự nguyện đóng góp 3% thu nhập hàng năm cho quỹ hội), Thụy Sĩ công bố lệnh cấm Paraquat (Thụy Điển là quốc gia công bố lệnh cấm đầu tiên vào năm 1983) và từ đó đến nay BD kiên trì vận động cho một lệnh cấm toàn cầu vì mục đích nhân đạo và công bằng xã hội.

Theo các báo cáo của BD, mỗi năm có khoảng 10.000 ca nhiễm độc Paraquat, phần lớn ở các nước đang phát triển, nơi nông dân nghèo khó, không có điều kiện bảo hộ lao động, không được đào tạo, trong đó nhiều người không biết chữ nên không thể đọc các cảnh báo trên nhãn. Hành động của BD ngày càng được nhiều tổ chức khác ủng hộ.

Khi nào có lệnh cấm toàn cầu?

Việc chuẩn bị hồ sơ đưa thuốc diệt cỏ Paraquat có hàm lượng 20% trở lên vào danh sách Phụ lục 3 của công ước Rotterdam tại hội nghị toàn thể lần thứ 6 diễn ra vào tháng 5/2013 tại Geneva Thụy Sỹ đã được ban thư ký chuẩn bị kỹ càng (những hóa chất được đưa vào danh sách này không phải bị cấm thương mại mà chỉ cần thủ tục nhà xuất khẩu phải thông báo và được sự đồng ý của chính phủ bên nhập khẩu). Các đàm phán sơ bộ trước đó cho thấy nghị quyết sẽ được 120 thành viên tham dự ủng hộ.

Tuy nhiên bất ngờ đã xảy ra khi Ấn Độ và Guatemala phản đối. Guatemala thì sau khi đưa ra nhiều lý do đã huỵch toẹt ra rằng họ lo sợ nếu niêm yết thì các nước xung quanh sẽ nói không với Paraquat của họ, còn Ấn Độ viện dẫn không thấy cơ sở của việc tại sao lại chỉ niêm yết với những lô hàng có hàm lượng từ 20% trở lên, tuy nhiên nhiều đại biểu cũng thấy rằng với sản lượng tiêu thụ lớn như Ấn Độ thì việc quyết định của đại diện Ấn Độ không thể dễ dàng (năm 2011, Ấn Độ cũng có hành động tương tự khi bất ngờ tuyên bố rút lại cam kết cấm Amiăng). Sự không đồng thuận đã buộc hội nghị ra tuyên bố vấn đề trên sẽ được xem xét lại vào hội nghị toàn thể lần thứ 7 (tháng 5/2015).

Trung Quốc là quốc gia sản xuất và tiêu thụ Paraquat lớn nhất thế giới với tổng công suất các nhà máy ước khoảng 129.000 T/năm, trong đó phân nửa dành cho xuất khẩu nên động thái của Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc đối xử với Paraquat trong tương lai.

Ngày 1/5/2012, Trung Quốc đã ra thông báo không cấp phép mới cho những nhà máy sản xuất hoạt chất Paraquat và Paraquat SL từ ngày ra thông báo; Việc sản xuất Paraquat SL phải ngưng từ ngày 1/7/2014; Việc buôn bán, sử dụng Paraquat SL sẽ bị đình chỉ ở nội địa Trung Quốc từ ngày 1/7/2016. Thông báo trên đã không thấy đề cập đến Paraquat dạng bột hay hạt, như vậy có khả năng người Trung Quốc vẫn được tiếp tục sử dụng Paraquat dưới dạng khác (không phải dạng dung dịch nên giảm được nguy cơ tự tử) và việc cung ứng cho xuất khẩu vẫn tiến hành bình thường.

Mỹ là quốc gia sử dụng Paraquat được đánh giá là khôn ngoan khi Paraquat chỉ bị hạn chế sử dụng (người sử dụng phải được đào tạo, khi sử dụng phải được giám sát, cấm dùng nơi gần nhà, trường học, sân gol, nơi công cộng).

So với Amiang thì ảnh hưởng tới sức khỏe con người của Paraquat còn là số nhỏ vì theo WHO, mỗi năm Amiang gây nên cái chết cho 107.000 người, 1,5 triệu người mắc bệnh, còn với Paraquat, con số ước lượng chỉ vào khoảng 10.000 người. Lệnh cấm Amiang trong vật liệu xây dựng của Liên hợp quốc phải hoãn dần từ năm 2004 đến 2010 rồi đến năm 2020 (và rất có khả năng lùi thêm). Sự trì hoãn lệnh cấm Amiang vì con người chưa tìm được loại vật liệu nào rẻ tiền, cách nhiệt, bền vững nào như Amiang.

Cứ theo lý ấy mà suy thì lệnh cấm Paraquat toàn cầu nghe chừng còn ở thì tương lai xa.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm