| Hotline: 0983.970.780

Khi phí dịch vụ môi trường rừng thành vốn làm ăn

Thứ Hai 23/03/2020 , 09:15 (GMT+7)

Từ nguồn chi trả hỗ trợ bảo vệ rừng, phí dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã được người dân Thừa Thiên- Huế tạo thành nguồn vốn phát triển sinh kế hộ gia đình.

Từ phí DVMTR, nhiều người dân ở Thừa Thiên- Huế có nguồn vốn để phát triển kinh tế hộ. Ảnh: Tiến Thành.

Từ phí DVMTR, nhiều người dân ở Thừa Thiên- Huế có nguồn vốn để phát triển kinh tế hộ. Ảnh: Tiến Thành.

Phát triển sinh kế

Nhiều năm qua, hàng trăm thành viên thuộc các BQL rừng cộng đồng thôn, bản ở tỉnh Thừa Thiên- Huế đã từng bước cải thiện, nâng cao đời sống từ nguồn kinh phí chi trả DVMTR.

Cụ thể, với mức chi hỗ trợ tuần tra, canh gác bảo vệ rừng (khoảng 65%) với mức chi phổ biến từ 100.000 - 200.000 đồng/ngày công, nhiều cộng đồng thôn, bản đã xây dựng thành mô hình phát triển sinh kế. Các cộng đồng đã họp bàn thống nhất trích một phần tiền chi trả DVMTR để cho vay vốn phát triển sinh kế hộ gia đình, giúp các hộ mua cây, con giống gia súc, gia cầm, trồng rừng kinh tế.

Anh Trần Văn Đát, thành viên BQL rừng cộng đồng A Tin, xã Thượng Nhật (huyện Nam Đông) hồ hởi, năm 2018 gia anh được vay vốn phát triển sinh kế với số tiền 5 triệu đồng, anh đầu tư mua cây giống lâm nghiệp và phân bón để trồng rừng kinh tế. Dến nay, anh đã trồng được hơn 1 ha rừng keo với gần 3.000 cây. Với hình thức cho vay quay vòng, trong thời gian khoảng 2 năm anh Đát cũng đã hoàn trả vốn vay cho các hộ thành viên.

Theo ông Đỗ Đình Khang, Trưởng Ban quản lý rừng cộng đồng thôn Tân Mỹ (xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền), cộng đồng thôn Tân Mỹ được giao quản lý, bảo vệ gần 560 ha rừng tự nhiên, cộng đồng được hưởng gần 700 triệu đồng từ chính sách DVMTR.

BQL cộng đồng thôn Tân Mỹ đã dành 70% kinh phí cho tuần tra, tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng. 30% kinh phí còn lại, BQL cấp để phát triển sinh kế cộng đông và hỗ trợ, cho vay phát triển sinh kế cho 12 hộ gia đình, như nuôi gà, nuôi heo, làm xưởng cưa, trồng hồ tiêu, cam V2, bưởi da xanh …

Trồng rừng kinh tế cải thiện thu nhập dưới tán rừng. Ảnh: Tiến Thành.

Trồng rừng kinh tế cải thiện thu nhập dưới tán rừng. Ảnh: Tiến Thành.

"Số tiền bước đầu còn hạn hẹp, trung bình mức cho vay 3 đến 5 triệu đồng/hộ trong thời hạn 1 năm với lãi suất thấp 0,6% nhưng bước đầu đã phát huy hiệu quả, tạo mối gắn kết giữa BQL và thành viên cộng đồng. Đây cũng là điều kiện tạo động lực, hài hòa giữa lợi ích trong công tác QLBVR với đời sống thành viên cộng đồng” ông Khang chi sẻ.

Trong 8 năm qua (2011-2019), Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Thừa Thiên - Huế đã chi trả gần 200 tỷ đồng phí DVMTR cho các chủ rừng, gồm 09 chủ rừng là tổ chức Nhà nước, 04 Hạt Kiểm lâm phối hợp quản lý phần diện tích chi trả DVMTR của UBND các xã được nhà nước giao trách nhiệm quản lý và 576 chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình.

Tổng diện tích rừng được chi trả chiếm hơn 54% (gần 153.000 ha). Từ đó, góp phần giữ vững độ che phủ rừng trên toàn tỉnh trên 57,34%. Đồng thời, tạo công ăn việc làm, đem lại thu nhập đáng kể cho hàng ngàn lao động vùng nông thôn, miền núi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Cùng với cộng đồng A Tin, thôn Tân Mỹ, nhiều cộng đồng khác ở Thừa Thiên- Huế cũng đã sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí này, như cộng đồng thôn Tà Rá- Mú Nú, xã Hương Nguyên, cộng đồng thôn 3 xã Hồng Kim, cộng đồng thôn 3 xã Hồng Thượng ở huyện A Lưới...

Đặc biệt có cộng đồng thôn Dỗi, xã Thượng Lộ (huyện Nam Đông), sau 4 năm triển khai mô hình phát triển sinh kế, đến nay BQL rừng cộng đồng thôn Dỗi đã trồng được 21.000 cây mây, 500 gốc tre lấy măng, 2.000 cây lồ ô và 500 cây mít dưới tán rừng tự nhiên.

Ông Nguyễn Xuân Hiền, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên- Huế cho hay, toàn tỉnh có 576 chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ gia đình với hơn 5.000 hộ ở miền núi Thừa Thiên- Huế đang được thụ hưởng chính sách chi trả DVMTR. 

Cùng với việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng cho các tổ chức, cộng đồng và cá nhân, nguồn quỹ DVMTR còn góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cho hàng trăm hộ gia đình là đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên- Huế cũng đang áp dụng một số giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát tiền chi trả DVMTR trong thời gian tới như, tiếp tục cho vay phát triển sinh kế.

Giảm thiểu phá rừng

Theo Trưởng BQL rừng cộng đồng thôn Tân Mỹ Đỗ Đình Khang, với mô hình sinh kế cộng đồng, BQL đã dành 70% kinh phí cho tuần tra, tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng, vì vậy nhiều năm qua, rừng được giao cho cộng đồng thôn Tân Mỹ quản lý không bị khai thác, xâm lấn trái phép.

Không chỉ vậy, các thành viên trong cộng đồng cũng đã trồng thêm 58 ha rừng kinh tế và phát triển 14 ha thảo dược dưới tán rừng. 

Ông Trần Văn Trĩ, Chủ tịch UBND xã Thượng Long cũng cho hay, sau khi ở xã có 2 nhóm hộ, 6 cộng đồng trong xã được giao khoán rừng, được hưởng tiền chi trả DVMTR, đời sống bà con đã tăng lên đáng kể.

Người dân tham gia việc tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh:Tiến Thành.

Người dân tham gia việc tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh:Tiến Thành.

Việc họp bàn kế hoạch kết hợp giữa tuần tra bảo vệ rừng, chăm sóc vườn rừng và làm giàu rừng đã trở thành hoạt động luân phiên hàng tháng của các tổ nhóm theo sự phân công của BQL. Các thành viên  trong cộng đồng chăm sóc rừng mây, khai thác lâm sản phụ.

Qua đó, không chỉ giúp thành viên trong BQL rừng cộng đồng gắn bó với rừng hơn mà còn làm đa dạng hệ sinh thái, chất lượng rừng ngày càng được nâng cao. Nhờ vậy, đã ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm tài nguyên rừng, lấn chiếm đất rừng.

Ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Phó Giám Sở NN-PTNT, kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên- Huế đánh giá, việc xã hội hóa ngành lâm nghiệp là cần thiết nhằm thu hút, tranh thủ sự tham gia của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Với chính sách chi trả DVMTR không chỉ tạo cơ hội gắn kết giữa các chủ rừng là hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng cư dân thôn bản với chính quyền, tổ chức nhà nước về lâm nghiệp mà còn góp phần nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm