| Hotline: 0983.970.780

Khi trẻ cô đơn

Thứ Tư 20/03/2013 , 08:51 (GMT+7)

Trẻ cũng có nỗi cô đơn theo suy nghĩ thơ dại của chúng.

Không có gì buồn, chán chường (đôi khi tuyệt vọng) bằng nỗi cô đơn. Người ta thường tìm thấy hạnh phúc chỉ khi có niềm vui và mãn nguyện với điều mình khao khát khi nó trở thành hiện thực. Còn khi những ước muốn, những khao khát, trống trải vây quanh mình, nỗi cô đơn sẽ ngự trị. Người lớn là thế, còn trẻ con thì sao? Tất nhiên, trẻ con cũng không là trường hợp ngoại lệ. Trẻ cũng có nỗi cô đơn theo suy nghĩ thơ dại của chúng.

Cô đơn vì không có bạn bè

Gia đình chị Duyên tạm trú ở Quận 5 (TP.HCM) được hai năm. Từ lúc bỏ quê lên TP.HCM lập nghiệp, chị dắt theo cả cô con gái bé bỏng của mình. Cháu Thúy Ngân con chị 8 tuổi, trông dễ thương, ngoan ngoãn và hồi còn ở quê học rất giỏi. Để con mình không dở dang việc học, chị đăng ký cho con học trường dân lập gần nơi ở trọ. Cháu học giỏi, hoạt bát, hòa đồng nhưng lại rất ít bạn, phải nói chỉ có một vài người bạn mà thôi. Do trường cháu học đa số là người Hoa, lại là dân Sài Gòn chính gốc nên có khoảng cách về giao tiếp.

Những đứa trẻ gần nhà trọ cháu cũng ít chơi chung. Cứ hễ thấy con cái mình túm tụm lại bày trò với Thúy Ngân là cha mẹ chúng réo gọi phải về, không là no đòn. Với quan niệm cưng con như trứng mỏng, không muốn con bị trầy xước bất cứ chỗ nào trên da thịt nên họ chăm con rất kỹ, không cho con vấy bẩn. Vì vậy mà cháu Thúy Ngân thường chơi trước sân một mình. Mỗi lần đưa con về thăm nhà, như cá gặp nước, Thúy Ngân chạy đến từng nhà réo gọi bạn bè ra chơi với mình. Đám trẻ con ở quê rất hiếu động nên khỏi phải nói, khi nghe Ngân gọi là chúng ùa ra như ong vỡ tổ.

Một lần đang ăn ở quán, tự nhiên Thúy Ngân ủ rũ rồi nói với mẹ: “Mẹ ơi, con buồn quá!”. Cha bé hỏi: “Sao con buồn? Đi chơi thế này không vui sao?”. Con không có bạn, không ai chơi với con hết”, Thúy Ngân nói như muốn khóc. Chị Duyên nghe con thỏ thẻ mà muốn đứt ruột. Ngay ngày hôm sau, chị vội vàng đi tìm nhà trọ gần khu lao động ở ngoại ô, nơi có nhiều người dân ngụ cư để cho con hòa nhập với mọi người, bớt cô đơn. Ngoài ra, chị còn tranh thủ thời gian để dẫn con đi chơi vào những ngày cuối tuần, ở công viên, hội chợ, siêu thị… cho Thúy Ngân vui vẻ.

Cô đơn vì không gần cha mẹ

Vì lý do kinh tế nên vợ chồng anh Trung (quê Mỏ Cày Nam, Bến Tre) thường xuyên vắng nhà, xuôi ghe vào miệt Tháp Mười để mua bán nông phẩm. Anh chị để lại hai đứa con nhỏ ở nhà cho cô em gái trông giúp. Chị Nga, em anh Trung, còn độc thân, lại thương hoàn cảnh của anh trai mình nên đồng ý giữ hai cháu. Chị Nga lo cho hai cháu chu đáo, dạy chúng học tốt, cho chúng ăn no, mặc đẹp như là con ruột của mình. Thỉnh thoảng ít khách đặt hàng (chị là thợ may), chị chở hai cháu đi chơi đây đó. Hai đứa trẻ mến chị lắm, xem chị như là mẹ của chúng. Ba cô cháu còn thường bày trò vào ngày cuối tuần, nấu ăn, đi thăm thú bạn bè, câu cá…để cho trẻ quên đi nỗi nhớ ba mẹ, xua tan sự cô đơn, cho ba mẹ chúng yên tâm làm ăn.

Tuy nhiên, dù vui vẻ với cô, dù ngoan ngoãn, chăm lo học hành,nhưng thỉnh thoảng hai đứa trẻ vẫn nhớ về ba mẹ. Và rồi chúng rơi vào trạng thái cô đơn vì không có ba mẹ bên mình. Lâu lâu thấy hai đứa ngồi chống tay lên cằm nhìn ra bờ sông là chị biết chúng đang nhớ về ba mẹ. Chị lặng lẽ đi lấy điện thoại gọi cho anh mình để cho hai cháu nói chuyện với ba mẹ. Bao giờ cũng thế, cuộc gọi thường khá lâu và đầy nước mắt. Nhìn chúng khóc mà chị rơi nước mắt theo. Con chim mất mẹ còn dáo dác tìm, huống chi con người.

Có lần, vào ngày Gia đình Việt Nam 26/6, nhà trường tổ chức cuộc thi gia đình nấu ăn. Ngay buổi chiều đi học về, đứa cháu gái lớn cầm thư mời mà khóc như mưa: “Con muốn có ba mẹ!”. Chị chẳng biết làm thế nào, ôm cháu mà khóc theo. Ngày hôm sau, chị Nga gọi anh trai mình về gấp: “Hai đứa nhỏ nhớ anh chị nhiều lắm”. Khỏi phải nói, khi gặp được ba mẹ, hai đứa nhỏ vui như mở hội. Anh Trung đang tính chuyện đi buôn gần, về trong ngày để được ở bên cạnh hai con. Nhưng giờ chưa là thời điểm thích hợp nên anh tạm thời xa con thêm vài tháng nữa.

Đừng để con trẻ cô đơn

Nhiều phụ huynh cho rằng, trẻ con xem vật chất là trên hết. Và họ nghĩ chỉ cần bỏ tiền để mua một món đồ chơi đắt tiền, cung cấp đầy đủ cho con là có thể làm cho chúng vui vẻ, hạnh phúc, không phải cô đơn vì thiếu thốn. Đúng là trẻ cần niềm vui nhưng thiên về mặt tinh thần là chính. Ở lứa tuổi học và chơi, trẻ rất dễ nhạy cảm với cuộc sống xung quanh, nên tâm hồn và thể chất thường bị tổn thương khi rơi vào trạng thái cô đơn.

Khi trẻ cô đơn, người đầu tiên trẻ cần là ba mẹ, để che chở, an ủi và lo lắng. Tất nhiên không phải lúc nào trẻ cũng cần ba mẹ mà còn phải nói đến bạn bè. Người lớn thì hiếm khi nào đồng điệu cảm xúc với những đứa trẻ cùng trang lứa, nên bạn bè học chung, hoặc cùng tuổi dễ trò chuyện, hồn nhiên chơi đùa hơn.

Cha mẹ hãy để con cái phát triền lành mạnh bằng việc thường xuyên ở bên con, cần hiểu con muốn gì, ghét gì và đang nghĩ gì… điều đó sẽ tốt hơn cho trẻ trong việc hình thành suy nghĩ, nhân cách. Đừng để con cô đơn dù là một phút, vì khi đơn độc, có thể trẻ sẽ nghĩ đến một hướng tiêu cực mà ta không lường trước được hậu quả như thế nào.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm