| Hotline: 0983.970.780

Khó chống tham nhũng trong bệnh viện

Thứ Sáu 24/06/2011 , 11:03 (GMT+7)

Làm thế nào chống được nạn phong bì trong bệnh viện một lần nữa được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng năm 2010 và Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng năm 2011 của Bộ Y tế tổ chức hôm qua 23/6.

Là BVĐK lớn thành phố với hàng chục ngàn bệnh nhân khám mỗi ngày, theo ông Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc BV Việt- Đức (Hà Nội) năm 2010, BV đã có nhiều biện pháp quyết liệt để phòng, chống tham nhũng, trong đó có tham nhũng “phong bì”. Theo ông Quyết, có hai lĩnh vực liên quan chủ yếu đến “vấn nạn” đó là tuyển chọn nhân viên, cán bộ và quản lý thuốc, vật tư, xây dựng cơ sở vật chất. 

Bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết hiện đang có tình trạng “rút ruột” quỹ BHYT. Đây cũng được coi là vấn nạn tham nhũng trong ngành y tế. Tuy nhiên, theo bà Hương, yếu tố quan trọng nhất và tác động nhiều nhất chính là vấn đề quản lý Quỹ BHYT. Thế nhưng, hiện Hội đồng quản lý quỹ do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phụ trách chính, Bộ Y tế không có trách nhiệm tham gia.

Cũng tại Hội nghị, ông Trần Quang Trung, Chánh Thanh tra Bộ Y tế cho hay, từ nay đến cuối năm, sẽ có 7 bệnh viện lớn được thanh tra về phòng, chống tham nhũng là Bệnh viện Bạch Mai, Trung ương Huế, Lao và Bệnh phổi TW Phúc Yên, Bệnh viện Tâm thần TW I, Bệnh viện Trung ương 71, Bệnh viện Tâm thần Trung ương II, Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghề cói Kim Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.