| Hotline: 0983.970.780

'Khó tin' với mô hình trồng 12.000 gốc chuối, thu tiền tỷ/năm

Thứ Sáu 26/01/2018 , 07:15 (GMT+7)

Anh Đào Quang Hùng ở xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, Phú Thọ là chủ hộ nông dân đã trồng 20ha chuối tiêu hồng từ năm 2009, nhưng phải tới năm 2017 anh mới thực sự có được nguồn nhuận trên 1 tỷ đồng.

11-23-11_cc_nh_kho_hoc_vien_nc_ru_qu_thm_vuon_chuoi_gi_dinh_nh_dng_vn_hung
Tham quan vườn chuối của gia đình anh Đặng Văn Hùng

Chuối là cây trồng hàng năm, lại trồng với diện tích lớn, nhưng phải tới gần chục năm sau gia đình anh mới có được nguồn thu cao như vậy? Giải đáp cho những băn khoăn của chúng tôi, anh Hùng ngậm ngùi chia sẻ: "Vợ chồng tôi vốn là những nông dân năng động, luôn có khát vọng vươn lên làm giàu. Sau nhiều năm căn cơ canh tác lúa ngô và chăn nuôi nhỏ lẻ, vợ chồng tôi đã quyết định vay thêm vốn của người thân, thuê nhượng được gần 20ha đất bãi ven sông Hồng trên địa bàn xã, rồi chuyển đổi sang chuyên canh chuối tiêu hồng và cây dược liệu đinh lăng...".

Để chắc chắn trồng chuối đạt hiệu quả cao, anh Hùng đã lặn lội về tận xã Tứ Dân (Khoái Châu – Hưng Yên) để học hỏi bí quyết thâm canh và mua giống chuối tiêu hồng, rồi tìm tới Công ty Traphaco (Hà Nội) nhận hợp đồng sản xuất đinh lăng cung ứng cho công ty.

Kết quả chỉ sau 2 năm trồng chuối, vợ chồng Hùng đã trả được hết vốn vay trước đó, và đầu tư xây dựng được một số hạ tầng thiết yếu cho trồng chuối như, cứng hóa mạng lưới giao thông trong vườn, khoan thêm nhiều giếng nước tưới cây, xen canh được gần 4 vạn gốc đinh lăng trong vườn chuối… Kỳ vọng năm sau sẽ có hàng tỷ đồng lợi nhuận từ các cây đã trồng!

Nào ngờ! Chỉ một mùa mưa lũ năm 2013, nước sông Hồng đã gây xói lở cuốn theo gần hết khu đất bãi ven sông của vợ chồng anh đang thuê nhượng, bao gồm tất cả cơ sở hạ tầng và cây trái sắp đến kỳ thu hoạch, khiến gia đình trắng tay, bao công sức bấy lâu đều đổ xuống sông trôi ra biển cả.

Không nản lòng trước thất bại, vợ chồng Hùng lại tiếp tục vay mượn vốn, tích tụ đất đầu tư trồng chuối. Nhưng lần này anh chỉ trồng chuối trên đất canh tác trong đê để tránh rủi ro. Và trời đã không phụ lòng người.

Năm 2014 gia đình Hùng mới tích tụ trồng được trên 1ha chuối tây. Sản phẩm thu hoạch đến đâu được thương lái đến bao tiêu hết ngay đến đó. Lợi nhuận có được hàng năm, gia đình anh đều dành chủ yếu cho thuê nhượng thêm ruộng canh tác, mở rộng diện thâm canh chuối.

Và tới cuối năm 2017 gia đình Hùng đã tích tụ được trên 6ha ruộng, trồng được gần 12.000 gốc chuối tây. Doanh thu trong vụ mới rồi đạt gần 2,3 tỷ đồng. Trừ mọi chi phí đầu tư và thuê mướn công lao động, vợ chồng anh vẫn để ra được trên 1 tỷ đồng. Dự kiến trong năm 2018 vợ chồng Hùng tiếp tục thuê ruộng để mở rộng diện tích chuối lên 10ha.

Theo kinh nghiệm của anh Hùng, để thâm canh chuối đạt hiệu quả: Với các chân ruộng trồng chuối lần đầu, nên trồng giống chuối tây nuôi cấy mô, vì giống cho năng suất cao, sản phẩm dễ bán và bán được giá cao. Tuy nhiên, để tránh bị rủi ro dịch bệnh, thì sau 2 vụ trồng chuối tây (30 tháng) phải chuyển đổi sang trồng chuối tiêu hồng.

Trong chăm sóc cây chuối nói chung cần hạn chế xới xáo, tránh gây tổn thương bộ rễ. Không sử dụng hóa chất trừ cỏ cho vườn chuối, vì thuốc trừ cỏ rất mẫm cảm với bệnh vàng lá Panama gây hại chuối (bệnh nguy hiểm).

Để cây chuối cho quả to, buồng dài, nhiểu nải thì từ khi cây trỗ buồng đến trước thu hoạch phải duy trì được 8 - 10 lá/cây. Đảm bảo cho bộ lá luôn khỏe, nguyên lành, không tước rách, không nấm bệnh. Hạn chế bón phân đạm. Ưu tiên sử dụng tro bếp và phân chuồng. Nhưng tuyệt đối không sử dụng phân gia cầm chăm bón cho cây chuối. Phân chuồng cần trộn ủ với chế phẩm Trichoderma trước khi bón lót. Nên bón cân đối bằng NPK 13-13-13+TE. Trồng xen chuối với cây họ hành tỏi có tác dụng giảm thiểu sâu bệnh hại chuối.

Bằng cách làm này, gia đình anh Hùng chẳng những làm giàu được cho chính mình mà còn giúp cho 8 - 10 lao động tại chỗ có việc làm ổn định với thù lao 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Kinh nghiệm trồng chuối của anh Đào Quang Hùng có cơ sở khoa học cao, có thể áp dụng vào thâm canh chuối ở các tỉnh phía Bắc, PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm