| Hotline: 0983.970.780

Khởi nghiệp từ máy cày “xế - cần - hen”

Thứ Năm 01/05/2008 , 07:00 (GMT+7)

Đó là anh Nguyễn Tấn Phong – chủ cơ sở sản xuất cua giống Tấn Phong (huyện An Minh, Kiên Giang).

Được sự hướng dẫn cuả anh Võ Hoàng Việt - Trưởng phòng NN-PTNT huyện An Minh (Kiên Giang), tôi tìm đến Cơ sở sản xuất cua giống Tấn Phong ở ấp Thuồng Luồng, xã Đông Hưng A, huyện An Minh. Những cơn mưa đầu mùa bất chợt trút xuống vào chiều hôm trước đã làm cho con đường đất đỏ từ quốc lộ 63 đi về ấp Thuồng Luồng bớt bụi hẳn, không khí oi bức của mùa hè cũng dịu xuống.

Cua me giống - "máy in tiền" của anh Nguyễn Tấn Phong

Nằm phía sau những hàng cây, trại sản xuất của anh Phong được đầu tư xây dựng khá bài bản. Tiếp chúng tôi mà chiếc điện thoại trong túi anh reo lên liên tục. Câu chuyện vì thế cứ thế bị đứt quãng...

Sau khi học hết bậc THPT,nhiều thanh niên cùng cảnh ngộ chọn con đường “ly nông” để trở thành công nhân thì Phong lại quyết tâm lập nghiệp tại nhà. “Khởi nghiệp bằng chiếc máy cày xế-cần-hen mua lại. Lúc ấy, nhiều người đang tập trung khai hoang để làm lúa nên công việc cũng khá thuận lợi. Hết làm cho bà con lối xóm thì sang các xã lận cận cày mướn. Nhờ đó mà cuộc sống gia đình cũng tạm ổn”- Phong nhớ lại. Rồi khi công việc khai hoang đã tạm ổn, Phong lại bán máy cày để đầu tư mua máy suốt.

Đến năm 2001, khi phong trào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng một vụ tôm một vụ lúa của huyện phát triển mạnh, Phong lại mạnh dạn bán máy suốt để mở cơ sở bán tôm giống. Đầu năm 2005, một cơ hội làm ăn mới được mở ra với Phong.

“May mắn làm sao mình lại được Sở KH- CN tỉnh Kiên Giang chọn để triển khai “Quy trình sản xuất cua giống tại huyện An Minh” do Phân Viện nghiên cứu Thuỷ sản Minh Hải (Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản II) chuyển giao. Với sự giúp đỡ của các cán bộ khoa học nên ngay lứa cua đầu tiên mình đã thành công”- Phong vui mừng cho biết.

Sau mấy tháng thả nuôi cua phát triển tốt và khá đồng đều nên nhiều người đã biết tên tuổi Phong. Anh tâm sự: “Khi đã nắm được quy trình rồi mình tập trung toàn bộ vốn liếng để mở rộng quy mô sản xuất. Hiện mình đã có trong tay 2 cở sở ở ấp Thuồng Luồng, Rọ Ghe và đang chuẩn bị xây dựng cái thứ 3 ở ngã tư Rạch Bà (xã Vân Khánh Đông)”. Hiện trung bình mỗi tháng cơ sở Tấn Phong có thể cung cấp khoảng 200.000 con cua giống cho nông dân trong vùng. Thế nhưng Phong cho biết mới chỉ đáp ứng được 50% số đơn đặt hàng.

 

 

“Mình may mắn được lớn lên trong thời bình, được gia đình chăm lo cho ăn học. Và có được thành công như hôm nay còn nhờ sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương đã tin tưởng chọn mình để chuyển giao đề tài khoa học. Thành công của mình chưa phải là lớn nhưng mình rất vui vì đã phần nào giúp bà con nông dân có được nguồn con giống có chất lượng” - Phong nói.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.