| Hotline: 0983.970.780

Không thể đáp ứng được quy định của Trung Quốc về con giống tôm hùm bông

Thứ Năm 23/05/2024 , 20:25 (GMT+7)

Theo đại diện NAFIQPM, đối chiếu theo quy định của Trung Quốc, không có cơ sở nuôi nào tại Việt Nam sản xuất, sử dụng giống từ F2 trở lên.

Đây là thông tin được ông Đặng Văn Vĩnh, Phó trưởng phòng An toàn thực phẩm, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (NAFIQPM, Bộ NN-PTNT) đưa ra tại cuộc họp lần thứ nhất của Tổ đàm phán, mở cửa và phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản thuộc Ban Chỉ đạo chất lượng, an toàn thực phẩm và phát triển thị trường diễn ra sáng 23/5, tại Hà Nội.

Ông Đặng Văn Vĩnh, Phó trưởng phòng An toàn thực phẩm, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho biết, không có cơ sở nuôi tôm hùm bông nào tại Việt Nam sản xuất, sử dụng giống từ F2 trở lên, do đó không thể đáp ứng được quy định của Trung Quốc về con giống. Ảnh: Hồng Thắm.

Ông Đặng Văn Vĩnh, Phó trưởng phòng An toàn thực phẩm, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho biết, không có cơ sở nuôi tôm hùm bông nào tại Việt Nam sản xuất, sử dụng giống từ F2 trở lên, do đó không thể đáp ứng được quy định của Trung Quốc về con giống. Ảnh: Hồng Thắm.

Cũng theo ông Vĩnh, việc mở cửa sản phẩm thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc hiện cũng đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc, chẳng hạn như:

Việc xử lý, phê duyệt hồ sơ đăng ký, cập nhật thông tin cơ sở và giải quyết các vướng mắc kỹ thuật trên Hệ thống hướng dẫn đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật sang Trung Quốc (CIFER) thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt hồ sơ đăng ký bổ sung cơ sở bao gói thủy sản sống của phía Trung Quốc thường chậm.

Phía Trung Quốc cũng chậm phản hồi đối với hồ sơ đăng ký bổ sung sản phẩm vào danh mục được phép xuất khẩu sang Trung Quốc (đặc biệt hồ sơ về sản phẩm sứa muối đã gửi từ tháng 10/2022 nhưng chưa nhận được ý kiến đánh giá của phía Trung Quốc), báo cáo giải trình các lô hàng bị cảnh báo của phía Việt Nam…

Riêng đối với tôm hùm bông, ông Vĩnh thông tin, từ ngày 1/2/2021, Trung Quốc quy định tôm hùm bông nằm trong danh sách nguy cấp nhóm 2.

Tháng 5/2023, Trung Quốc sửa Luật về bảo vệ động vật hoang dã, trong đó cấm đánh bắt động vật trong danh sách nguy cấp đã ban hành 2021.

Tôm hùm bông tự nhiên: Cấm đánh bắt, sử dụng, giao dịch buôn bán.

Tổng cục Hải quan Trung Quốc chỉ đạo hệ thống Hải quan các cửa khẩu kiểm soát chặt tôm hùm bông khai thác tự nhiên nhập khẩu.

Tôm hùm bông nuôi nhập khẩu vào Trung Quốc dùng làm thực phẩm phải đáp ứng quy định: Không được đánh bắt trực tiếp từ biển và phải có bằng chứng quá trình nuôi rõ ràng; không sử dụng nguồn giống khai thác từ tự nhiên (con giống phải là thế hệ F2).

100% con giống tôm hùm bông nuôi tại Việt Nam có nguồn gốc từ tự nhiên. Ảnh: Kim Sơ.

100% con giống tôm hùm bông nuôi tại Việt Nam có nguồn gốc từ tự nhiên. Ảnh: Kim Sơ.

Nhà nhập khẩu của Trung Quốc muốn nhập khẩu phải xin giấy phép của Cục Ngư nghiệp, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc.

“Về xuất khẩu tôm hùm bông nước ta sang Trung Quốc, thực tế hiện nay, 100% con giống tôm hùm bông nuôi tại Việt Nam có nguồn gốc từ tự nhiên. Đối chiếu theo quy định của Trung Quốc, không có cơ sở nuôi nào tại Việt Nam sản xuất, sử dụng giống từ F2 trở lên, do đó không thể đáp ứng được quy định của Trung Quốc về con giống”, ông Vĩnh nhấn mạnh.

Xem thêm
Một số nơi phát triển nóng nuôi cá nước lạnh

Cá nước lạnh đang có lợi thế phát triển mạnh ở nước ta. Tuy nhiên, việc sản xuất gặp không ít khó khăn về môi trường, dịch bệnh..., một số nơi phát triển nóng.

Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.