| Hotline: 0983.970.780

Khu lâm nghiệp công nghệ cao là bệ phóng, giống lâm nghiệp là trái tim

Thứ Bảy 17/12/2022 , 09:39 (GMT+7)

Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ nhận được nhiều kỳ vọng lớn lao, để cụ thể hóa mục tiêu “hóa rồng” Nghệ An cần sớm hoàn thiện nguồn giống.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT, tỉnh Nghệ An và đại diện chủ đầu tư kiểm tra tiến độ Khu lâm nghiệp công nghệ cao Bắc Trung Bộ. Ảnh: Việt Khánh.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT, tỉnh Nghệ An và đại diện chủ đầu tư kiểm tra tiến độ Khu lâm nghiệp công nghệ cao Bắc Trung Bộ. Ảnh: Việt Khánh.

Giống lâm nghiệp giữ vai trò then chốt

Bám sát định hướng chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 5/10/2021, UBND tỉnh có Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 7/01/2022 về đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thâm canh chất lượng cao gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và công nghiệp chế biến lâm sản giai đoạn 2021-2025.

Nhờ xây dựng lộ trình bài bản, ngành Lâm nghiệp Nghệ An đã có bước chuyển mình rõ rệt thông qua nhiều nhiều kết quả khả quan trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, điển hình như: Độ che phủ rừng ngày một tăng; tính đa dạng sinh học được bảo tồn; tăng khả năng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ môi trường; tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc miền núi, người làm nghề rừng.

Giống giữ vai trò then chốt để hướng đến quá trình phát triển lâm nghiệp bền vững. Ảnh: Việt Khánh.

Giống giữ vai trò then chốt để hướng đến quá trình phát triển lâm nghiệp bền vững. Ảnh: Việt Khánh.

Theo ghi nhận của Nông nghiệp Việt Nam, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp Nghệ An những năm gần đây duy trì bước tăng trưởng khá, giá trị sản xuất tăng 4,65%. Cơ cấu kinh tế nội ngành có bước chuyển dịch tích cực, từng bước hình thành các vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Ngành lâm nghiệp Nghệ An xác định “giống lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất giúp tăng năng suất và hiệu quả rừng trồng”, vì vậy ngoài nhiệm vụ bảo vệ rừng hiện có, hàng năm tỉnh đặt ra mục tiêu phải trồng mới 18.000 - 19.000 ha rừng và 5-6 triệu cây phân tán.

Cơ cấu cây trồng bao gồm các loài cây bản địa và cây nhập nội nhằm đáp ứng khả năng phòng hộ và tạo vùng nguyên liệu đủ lớn, đảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Giống có vai trò đặc biệt quan trọng trong các chương trình trồng rừng, là tiền đề cho sự thành công, hoặc thất bại, dù cho đó là rừng kinh tế, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hay như trồng cây phân tán.

Nghệ An sở hữu mỏ vàng giống cây lâm nghiệp

Hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An có đến 45 nguồn giống cây lâm nghiệp đã được công nhận và đang có hiệu lực, có thể kể đến tre bát độ, tre điềm trúc, mét, bồ đề, thông nhựa, mỡ; lim xanh, thông nhựa, xoan ta…

Toàn tỉnh có 25 đơn vị sản xuất kinh doanh giống tập trung, chủ yếu là các tổ chức quản lý nhà nước thuộc các công ty lâm nghiệp, các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng và một số hộ gia đình, tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi như Thanh Chương, Tân Kỳ… với các loài chính là keo, sao đen, lát, xoan... cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng trên địa bàn.

Hàng năm, cứ đến đến thời vụ trồng rừng, các tổ chức, cá nhân sản xuất giống đều thực hiện các bước đúng theo quy định hiện hành (làm tờ trình nghiệm thu, kiểm tra và cấp chứng chỉ lô cây giống truớc khi xuất trồng rừng).  Nhờ đó, mỗi năm Chi cục kiểm lâm đã cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con cho 10-15 triệu cây giống các loại.

Với diện tích rừng lớn nhất cả nước, Nghệ An có tiềm năng, lợi thế rất lớn để phát triển lớn mạnh ngành lâm nghiệp. Ảnh: Việt Khánh.

Với diện tích rừng lớn nhất cả nước, Nghệ An có tiềm năng, lợi thế rất lớn để phát triển lớn mạnh ngành lâm nghiệp. Ảnh: Việt Khánh.

Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về giống cây lâm nghiệp tại Nghệ An được quan tâm và chỉ đạo thực hiện quyết liệt, xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở theo đúng tinh thần của Nghị định 27/2021/NĐ-CP và Thông tư 22/2021/TT-NNPTNT của Bộ NN- PTNT.

Các tổ chức, cá nhân liên quan đã nếu cao ý thức chấp hành các văn bản pháp quy về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp được nâng cao. Người trồng rừng đã nâng cao nhận thức về sử dụng những loại giống tốt, năng suất cao, được đào tạo chuyển giao kỹ thuật trồng rừng, hỗ trợ các tài liệu về gieo ươm, tham quan học tập kinh nghiệm từ các mô hình trồng rừng điển hình.

Kết quả thực hiện sản xuất cây giống có bước tiến mạnh mẽ qua từng năm, ghi nhận đến 2021 là 33,58 triệu cây, đến 2022 là 36,5 triệu cây các loại, qua đó phủ sóng được 20.789,64ha/18.500 ha KH, tăng 6% so với năm 2021.

Khẩn trương tháo gỡ nút thắt

Bên cạnh những nét tích tực thì quá trình sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn Nghệ An còn khá nhiều vấn đề tồn đọng, điều này bắt nguồn từ nhiều thành phần tham gia, đặc biệt là các hộ gia đình sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ lẻ. Số này đa phần không đăng ký hoạt động sản xuất giống với cơ quan quản lý nhà nước, do đó rất khó kiểm soát chất lượng đầu vào.

Hai nữa, các nguồn giống cơ bản chưa được đầu tư, chăm sóc, quản lý và bảo vệ đúng cách, kéo theo chất lượng cải thiện di truyền của hạt giống còn hạn chế, chất lượng nguồn giống giảm sút, diện tích bị thu hẹp.

Ở chiều hướng khác, một số nguồn giống dù được công nhận nhưng thiếu cân đối với nhiệm vụ trồng rừng trong và ngoài tỉnh, vì vậy dẫn đến thực trạng “vừa thừa, vừa thiếu”. Nhìn chung, công nghệ sản xuất giống lúc này phát triển chưa tương xứng (chủ yếu theo hình thức gieo hạt, giâm hom), chưa có nhiều rừng giống, vườn giống đủ chất lượng…

Dù vậy ngành lâm nghiệp Nghệ An vẫn còn nhiều vấn đề chưa được khắc phục, riêng quá trình sản xuất, kinh doanh và quản lý giống phải được chú trọng hơn. 

Dù vậy ngành lâm nghiệp Nghệ An vẫn còn nhiều vấn đề chưa được khắc phục, riêng quá trình sản xuất, kinh doanh và quản lý giống phải được chú trọng hơn. 

Từ nhu cầu thực tiễn đặt ra, việc lựa chọn loại cây phù hợp để trồng rừng luôn là câu hỏi cấp thiết đối với ngành lâm nghiệp Nghệ An. Một quyết định đúng đắn sẽ mang lại tài sản rừng vàng vô giá, giá trị không chỉ dừng lại trong 5 năm, 10 năm mà còn xa hơn thế rất nhiều.

Sau quá trình dài nghiền ngẫm, nghiên cứu, Nghệ An xác định phát triển  rừng phòng hộ bằng cách trồng keo hạt, quế, thông nhựa, mét, tre măng, phi lao, sú, lát hoa, muồng, ràng rang, lim xanh. Với rừng đặc dụng sẽ ưu tiên các cây bản địa nội vi của từng vùng, đơn cử như Quế (Pù Huống, Pù Hoạt), thông nhựa (Nam Đàn). Riêng rừng sản xuất có nhiều sự lựa chọn như keo, bạch đàn, bồ đề, cao su, mỡ, lát hoa, cồng, dẻ, lim xanh, trám, đinh hương, mây, lùng, dó trầm, cọc rào, trẩu.

Để cụ thể hóa mục điều, đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về giống lâm nghiệp, từng bước nâng cao hơn hữa nhận thức cho người sử dụng giống, đồng thời loại bỏ những giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa qua khảo nghiệm. Song song với đó, cần thực hiện chỉn chu công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ tay nghề tại chỗ cho đội ngũ cán bộ, công nhân về các phương pháp cất trữ và xử lý hạt giống, kỹ thuật sản xuất cây con nhằm tạo sự chủ động cần thiết…

Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộvới Nghệ An giữ vai trò đầu não. Khu lâm nghiệp được xây dựng tại các xã Nghi Lâm, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Hợp, Nghi Xá (huyện Nghi Lộc), xã Đại Sơn (huyện Đô Lương) với diện tích 618 ha, bao gồm 3 phân khu chức năng chính.

Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ khi đi vào hoạt động mang theo nhiều kỳ vọng lớn lao, trong tương lai không xa sẽ khơi dậy, đánh thức tiềm năng còn “ngái ngủ” của lâm nghiệp Nghệ An cũng như toàn vùng.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế về tỉnh Gia Lai

Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) đã đề nghị một số địa phương nộp hơn 57 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.

Tăng cường tập huấn phòng chống cháy rừng tại các phân trường

Sóc Trăng Ngoài chuẩn bị tốt phương án xử lý khi có cháy rừng, lãnh đạo Sóc Trăng đề nghị ngành kiểm lâm tăng cường tập huấn cho lực lượng làm nhiệm vụ tại các phân trường.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.