| Hotline: 0983.970.780

Khuyến cáo chăm sóc tôm trong thời gian phòng, chống Covid-19

Thứ Tư 15/09/2021 , 23:04 (GMT+7)

SÓC TRĂNG Huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) khuyến cáo người nuôi không vì sợ ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 mà thu hoạch tôm bán đồng loạt, khiến cung vượt cầu đột ngột.

Theo dự báo thời tiết của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sóc Trăng: Trong tháng 9/2021, có 26 – 29 ngày có mưa, tổng lượng mưa 230 – 325mm, ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi của thời tiết trong mùa mưa, giúp người nuôi tôm vượt qua khó khăn, đặc biệt trong lúc giá tôm nguyên liệu giảm thấp do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; Phòng NN-PTNT huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) khuyến cáo một số vấn đề như sau:

Cần tiếp tục tập trung chăm sóc tôm nuôi thật tốt, lựa chọn thời điểm thu hoạch hợp lý đê thu hoạch, không thu hoạch ồ ạt. Ảnh: TL.

Cần tiếp tục tập trung chăm sóc tôm nuôi thật tốt, lựa chọn thời điểm thu hoạch hợp lý đê thu hoạch, không thu hoạch ồ ạt. Ảnh: TL.

- Theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường ao nuôi, đảm bảo nằm trong ngưỡng thích hợp; đặc biệt chú ý các yếu tố pH, độ kiềm, oxy, khí độc, nhiệt độ nước... rất dễ biến động theo hướng bất lợi cho tôm sau những cơn mưa lớn.

- Chủ động bón vôi xung quanh bờ ao trước khi mưa: vôi CaCO3 với liều lượng 10kg/100m2, tránh giảm pH, độ kiềm đột ngột và hạn chế nước ao bị đục sau mưa.

- Tháo bỏ phần nước mưa trên mặt (đối với những cơn mưa lớn), tránh gây sốc độ mặn, nhiệt độ đột ngột sau mưa.

- Sau khi mưa kiểm tra lại pH và độ kiềm, sử dụng vôi CaCO3 hoặc  Dolomite khoảng 10-15kg/1.000m3 để điều chỉnh pH và độ kiềm cho phù hợp.

- Định kỳ sử dụng khoáng tạt vào ban đêm để kích thích tôm lột xác đồng loạt, mau cứng vỏ và hạn chế tối đa tôm bị sốc trong thời điểm lột xác; sử dụng các chế phẩm sinh học để làm sạch môi trường ao nuôi.

- Vào những ngày không có nắng, mưa liên tục hoặc quan sát thấy tôm lột xác... cần giảm 20-30% lượng thức ăn tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường nước.

- Bổ sung Vitamin C, men tiêu hóa vào khẩu phần ăn để hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng.

- Quan sát kỷ hoạt động của tôm, tình hình sức khỏe tôm nuôi (màu sắc, các phụ bộ, đường ruột, khả năng bắt mồi, tốc độ tăng trưởng,…) để có hướng xử lý kịp thời.

- Dự trữ đủ các loại vôi, khoáng chất, các chất xử lý môi trường, nhiên liệu,… để xử lý kịp thời các tình huống x

ấu thường xảy ra trong mùa mưa.

- Không vì sợ ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 mà thu hoạch tôm bán đồng loạt, làm cho giá tôm nguyên liệu càng giảm do cung vượt cầu. Tập trung chăm sóc tôm nuôi thật tốt, lựa chọn thời điểm thu hoạch hợp lý để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Xem thêm
Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.