| Hotline: 0983.970.780

Khuyến cáo trước vụ thu đông

Thứ Sáu 29/07/2016 , 10:01 (GMT+7)

Thời gian qua ĐBSCL đối mặt với khô hạn và xâm nhập mặn kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến mùa vụ và quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa.

Trước thềm SX lúa thu đông, PV NNVN có cuộc trao đổi ngắn với TS Hồ Văn Chiến, nguyên GĐ Trung tâm BVTV phía Nam.

Thưa ông, ngoài yếu tố thời tiết thì vụ lúa thu đông đứng trước khó khăn nào?

Bệnh đạo ôn hiện nay là mối nguy cơ nhất đối với SX lúa. Ngoài vấn đề giống nhiễm, còn do bà con sạ dày và bón phân vẫn thừa đạm. Ngoài ra, thời gian qua tình hình khô hạn, mặn diễn ra phức tạp kéo dài, khi mưa xuống bà con vội làm đất, đất bị ngộ độc hữu cơ và khi bón phân đợt đầu, gặp mưa ít và nước chưa thấm sâu, đất chưa hấp thụ được đã bón tiếp... Sau 20 ngày cây lúa bị ngộ độc hữu cơ, nhiễm đạo ôn. Khi phòng trị bà con phải phun thuốc BVTV theo nguyên tắc "4 đúng" (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời gian).

Khi lúa trổ cần lưu ý rầy nâu xuất hiện rải rác. Khi đòng nở rộ thì thiên địch không kìm được rầy nâu, nên phun đúng thuốc, phun từ lúc rầy còn nhỏ mới có hiệu quả. Đối với sâu cuốn lá nhỏ, từ lúc gieo sạ 40 ngày đầu không nên phun thuốc do thiên địch trên ruộng rất nhiều...

Ngoài ra còn có những loại bệnh nào phổ biến, thưa ông?

Những năm gần đây cây lúa thường xuất hiện bệnh thúi bẹ. Nếu bà con thấy bệnh cạo gió nên phun thuốc trừ bệnh thúi bẹ trước. Thời gian qua bệnh khô vằn ít, bệnh thúi bẹ lại xuất hiện thường xuyên và bà con hay nhầm lẫn giữa thúi bẹ và bệnh cạo gió. Nếu thấy bệnh cạo gió thì phải phòng trị ở giai đoạn làm đòng tới trổ, phun trễ quá thì lúa bị lép.

Khi nhện gié tấn công, nhiều người dân tưởng có nhện gié là có thúi bẹ, song có một số trường hợp bệnh thúi bẹ tấn công nhưng không xuất hiện nhện gié. Người dân dễ nhầm lẫn mua thuốc phun xịt nhện gié, từ đó dẫn đến hiện tượng nghẹn đòng, lúa không trổ được. Thực ra là do bệnh thúi bẹ làm nghẹn đòng.

Các giống lúa đều có thể nhiễm bệnh đạo ôn trên lá và cổ bông, khi bệnh tấn công trên cổ bông là lúc lúa trổ. Vì vậy khuyến cáo khi lúa trổ một số bông nên phun thuốc. Khi lúa trổ đều phun không nên phun nữa. Nếu phun lúc thu hoạch thì dư lượng tồn dư trong lúa cao dẫn đến khó xuất khẩu...

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.