| Hotline: 0983.970.780

Khuyến nông cộng đồng làm bệ đỡ và kết nối nông nghiệp Gia Lai

Thứ Năm 10/11/2022 , 17:59 (GMT+7)

Mô hình khuyến nông công động đang phát huy vai trò và trở thành 'bệ đỡ’ để vực dậy giá trị các mặt hàng nông sản của tỉnh Gia Lai.

Chanh dây đang trở thành mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Tuấn Anh.

Chanh dây đang trở thành mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Tuấn Anh.

Những năm qua, nông sản của tỉnh Gia Lai ngày càng được thị trường trong nước và thế giới đón nhận. Bên cạnh những mặt hàng đã khẳng định được vị thế như chanh dây, cà phê… thì các sản phẩm chuối, sầu riêng cũng đang tạo được dấu ấn nhất định.

Tuy nhiên, các mặt hàng nông sản vẫn còn thiếu sự ổn định, chưa có sự liên kết giữa nông dân - doanh nghiệp - nhà khoa học.

Trước tình hình đó, mô hình tổ khuyến nông cộng đồng được đưa vào triển khai thí điểm đang đón nhận sự hưởng ứng rất lớn của nông dân, hệ thống khuyến nông, các doanh nghiệp. Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều địa phương trên địa bàn cả nước đã ban hành quyết định thành lập tổ khuyến nông cộng đồng cùng các quy chế hoạt động theo kèm.

Gần đây nhất, ngày 25/3/2022, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã ra Quyết định số 1094/QĐ-BNN-KN về phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng như một sự khẳng định chủ trương, định hướng của Bộ trong công tác hoạt động khuyến nông.

Tổ khuyến nông cộng đồng sẽ trở thành 'bệ đỡ' cho nông sản Gia Lai. Ảnh: Tuấn Anh.

Tổ khuyến nông cộng đồng sẽ trở thành 'bệ đỡ' cho nông sản Gia Lai. Ảnh: Tuấn Anh.

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản mang lại nhiều giá trị về kinh tế cho tỉnh Gia Lai. Trong nhiều năm qua, để nông dân sản xuất ra sản phẩm có nơi tiêu thụ, hàng hóa đạt chuẩn để phục vụ thị trường xuất khẩu, người trồng cà phê và doanh nghiệp đã tìm đến với nhau, hình thành nên chuỗi sản xuất cà phê bền vững, giá trị cao. Công ty TNHH Vĩnh Hiệp Gia Lai là đơn vị tiên phong trong xây dựng mô hình khuyến nông cộng đồng cho cây cà phê. Từ đây, những vườn cà phê hữu cơ “kiểu mẫu” bắt đầu được hình thành, Vĩnh Hiệp đã hướng dẫn trồng và tiêu thụ sản phẩm cho người dân.

Ông Thái Như Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp Gia Lai cho biết, hiện nay Việt Nam chỉ có duy nhất Vĩnh Hiệp sản xuất cà phê đạt chuẩn Organic của các nhà nhập khẩu, trong đó có tổ chức của Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc. Sản xuất cà phê hữu cơ đang là vấn đề '"hot" cho từng vùng sản xuất để hướng tới nền nông nghiệp bền vững. Muốn vậy, các doanh nghiệp làm cà phê phải quay về thực hiện từ cái gốc, giúp cho tổ hợp tác, tổ khuyến nông cộng đồng liên kết với nhau thực hiện ước mơ chuyển dần sản phẩm vô cơ sang hữu cơ.

“Nếu chúng ta không có những cánh tay đắc lực để thu mua sản phẩm đầu ra có giá trị cao và không có những người để phục vụ cho những HTX, tổ liên kết là lực lượng khuyến nông thì tôi nghĩ mô hình này sẽ khó thành công”, ông Hiệp đánh giá.

Người dân đang ngày càng hướng đến sản xuất cà phê hữu cơ. Ảnh: Tuấn Anh.

Người dân đang ngày càng hướng đến sản xuất cà phê hữu cơ. Ảnh: Tuấn Anh.

Bên cạnh các mô hình cà phê hữu cơ đạt chuẩn để xuất khẩu, chanh dây cũng đang dần trở thành cây “triệu đô” bền vững. Đặc biệt, sự có mặt của lực lượng khuyến nông trong các vườn chanh dây đã giúp người dân tự tin hơn với hướng sản xuất bền vững, có định hướng. Những sản phẩm tạo gia đã có chất lượng, giá bán cao và thị trường tiêu thụ ổn định.

Anh Phạm Tuấn Bình (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) cho biết, gia đình đang trồng hơn 2ha chanh dây. Nếu như trước kia anh tự làm với kỹ thuật của mình thì năng suất rất thấp. Bây giờ, có hội khuyến nông cùng Công ty Nafoods hỗ trợ về kỹ thuật nên chanh dây cho chất lượng tốt hơn, cây phát triển ổn định, tốt, ít sâu bệnh.

Có thể nói, việc sản xuất nông sản có sự giúp sức của tổ khuyến nông cộng đồng đã kết nối giữa cán bộ khuyến nông, nông dân, HTX, cùng các nhà quản lý, doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt, từ những dự án liên kết trong các tổ khuyến nông cộng động, sẽ là tiền đề để hình thành và phát triển sản xuất theo định hướng thị trường, tạo vùng nguyên liệu bền vững; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hướng đến mục tiêu giải quyết việc làm, giảm nghèo, ổn định và cải thiện đời sống, xây dựng nông thôn mới và phát triển cộng đồng. Đồng thời, đào tạo được đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn để triển khai các hoạt động nông nghiệp và khuyến nông ở địa phương.

Các tổ khuyến nông cộng đồng đã kết nối giữa cán bộ khuyến nông, nông dân, HTX, cùng các nhà quản lý, doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: Tuấn Anh.

Các tổ khuyến nông cộng đồng đã kết nối giữa cán bộ khuyến nông, nông dân, HTX, cùng các nhà quản lý, doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: Tuấn Anh.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết: "Chúng tôi đang thực hiện đề án xây dựng vùng nguyên liệu mà Bộ NN-PTNT đã phê duyệt với 2 hợp phần chính. Thứ nhất, thực hiện kết nối hạ tầng cũng như những giải pháp kỹ thuật cho vùng nguyên liệu này. Thứ 2, tăng cường năng lực của đội ngũ triển khai, duy trì cho vùng nguyên liệu này bằng các hình thức xây dựng các tổ khuyến nông cộng đồng. Để thực hiện điều này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các hệ thống khuyến nông của nhà nước".

“Hiện nay, chúng tôi đã phối hợp với Sở NN-PTNT Gia Lai thành lập các tổ khuyến nông cộng đồng ở trong tỉnh. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ hỗ trợ các giải pháp đào tạo, huấn luyện để làm sao những người hoạt động trong lĩnh vực này mang tính chất chuyên nghiệp hơn để họ nắm được các phương pháp, tiêu chuẩn của các sản phẩm mà nhu cầu thế giới đang cần.

Đồng thời, nắm bắt được thông tin về thị trường, các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất, từ đó hỗ trợ lại các HTX, hộ nông dân đang sản xuất trên vùng nguyên liệu để có vùng nguyên liệu đạt chuẩn”, ông Lê Quốc Thanh khẳng định.

Xem thêm
Nuôi dúi má đào, thu tiền tỷ mỗi năm

LÀO CAI Chăn nuôi dúi má đào sinh sản có sức hấp dẫn lớn bởi lợi nhuận cao, trong khi việc chăm sóc, đầu tư chuồng trại không quá tốn kém.

Vật nuôi khốn đốn vì mưa lạnh kéo dài

BÌNH ĐỊNH Thời gian gần đây, Bình Định có mưa lạnh kéo dài, khiến sức đề kháng của vật nuôi giảm sút, đây là cơ hội để dịch bệnh phát sinh, người chăn nuôi lo ngay ngáy.

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản tăng 6,3%

Ngày 26/12, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, triển khai kế hoạch công tác năm 2025.

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.