| Hotline: 0983.970.780

Không 'hành chính hóa' tổ khuyến nông cộng đồng

Thứ Sáu 07/10/2022 , 16:58 (GMT+7)

QUẢNG TRỊ Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh cho rằng, nếu 'hành chính hóa' hoạt động của các tổ khuyến nông cộng đồng thì mục tiêu ban đầu sẽ không đạt được.

 

Giám đốc Trung tâm KNQG Lê Quốc Thanh cho rằng, phải xã hội hóa hoạt động khuyến nông và không được 'hành chính hóa' hoạt động các tổ khuyển nông cộng đồng. Ảnh: Võ Dũng.

Giám đốc Trung tâm KNQG Lê Quốc Thanh cho rằng, phải xã hội hóa hoạt động khuyến nông và không được "hành chính hóa" hoạt động các tổ khuyển nông cộng đồng. Ảnh: Võ Dũng.

Phải linh hoạt, không 'hình mẫu hóa' tổ khuyến nông cộng đồng

Ngày 7/10 tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Trung tâm KNQG) phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị tổ chức tọa đàm trao đổi kinh nghiệm xây dựng quy chế hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng.

Bài liên quan

Tại tọa đàm, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm KNQG cho rằng, phải xã hội hóa hoạt động khuyến nông, tuyển chọn những người thực sự tâm huyết, cộng đồng cùng chung sức trong việc xây dựng đội ngũ khuyến nông. Các địa phương và hệ thống khuyến nông phải kêu gọi được nguồn lực của xã hội chung tay trong hoạt động khuyến nông nói chung và các tổ khuyến nông cộng đồng nói riêng.

“Mỗi xã, mỗi huyện, mỗi tỉnh có đặc thù khác nhau trong hoạt động khuyến nông nên sẽ không có hình mẫu nào cho các tổ khuyến nông cộng đồng. Nếu chúng ta làm mẫu thì sẽ thất bại. Tổ khuyến nông cộng đồng là một trong những yếu tố để hoàn thiện hệ thống khuyến nông hiện nay. Làm sao để các khuyến nông viên phải

Bài liên quan

sống được bằng nghề; nhà nước và doanh nghiệp cùng trả lương cho họ để họ đảm bảo cuộc sống”, ông Thanh nhấn mạnh.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên – Huế, địa phương này đã thành lập các tổ khuyến nông cộng đồng dựa trên việc xây dựng các vùng nguyên liệu có liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Các tổ khuyến nông cộng đồng sẽ là tập hợp các chuyên gia, những người có chuyên môn cao.

Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên - Huế cho biết, đã tham mưu Sở NN-PTNT thành lập các tổ khuyến nông cộng đồng trên cơ sở thành viên là các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp. Tổ khuyến nông cộng đồng phải được thành lập và củng cố từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã.

Giám đốc Trung tâm KNQG Lê Quốc Thanh thăm mô hình trồng rừng gỗ lớn tại tại tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Võ Dũng.

Giám đốc Trung tâm KNQG Lê Quốc Thanh thăm mô hình trồng rừng gỗ lớn tại tại tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Võ Dũng.

Bài liên quan

Một số đại biểu tham dự tọa đàm cho rằng, để hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng ngày càng quy củ và chuyên nghiệp, Trung tâm KNQG cần tăng cường công tác đào tạo. Cán bộ tổ khuyến nông cộng đồng phải có kiến thức và kỹ năng để truyền đạt cho nông dân. Vì vậy, trình độ các thành viên tổ khuyến nông cộng đồng phải ngày càng được hoàn thiện. Bên cạnh đó, một số đại biểu cho rằng, Trung tâm KNQG và trung tâm khuyến nông các tỉnh cần có kinh phí hỗ trợ thêm để tổ khuyến nông cộng đồng, đặc biệt là ở cấp xã hoạt động tốt.

“Các thành viên tổ khuyến nông cộng đồng cấp tỉnh, huyện là những người đã được hưởng lương nhà nước. Còn cấp xã, các thành viên đa phần là bán chuyên trách, hưởng phụ cấp. Vì vậy, để họ tâm huyết và đảm bảo cuộc sống, cần có thêm cơ chế hỗ trợ”, ông Đặng Ngọc Vỹ, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Gio Linh (Quảng Trị) nêu ý kiến.

Không "hành chính hóa" tổ khuyến nông cộng đồng

Trao đổi với các ý kiến đại biểu tham dự tọa đàm, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm KNQG cho rằng, không thể "hành chính hóa" hoạt động của các tổ khuyến nông cộng đồng. Nếu hành chính hóa, thành lập các ban bệ thì hoạt động của các tổ khuyến nông cộng đồng sẽ không đạt được mục tiêu đề ra.

Hoạt động khuyến nông trong những năm qua đã từng bước chuyên nghiệp hóa. Ảnh: Võ Dũng.

Hoạt động khuyến nông trong những năm qua đã từng bước chuyên nghiệp hóa. Ảnh: Võ Dũng.

“Chúng tôi không đào tạo để có các thành viên tổ khuyến nông cộng đồng giỏi nhất, biết mọi thứ mà sẽ đào tạo để họ kỹ năng tiếp xúc và làm việc được với những người giỏi nhất. Các tổ khuyến nông cộng đồng không thể hoạt động theo cách hành chính hóa, nếu hành chính là thất bại. Các tổ khuyến nông cộng đồng sẽ giữ vai trò tổ chức và nếu cần sẽ mời các cán bộ thị trường của các doanh nghiệp vào tổ khuyến nông cộng đồng để tăng hiệu quả liên kết và hoạt động”, ông Thanh nhấn mạnh.

Theo thông tin từ buổi tọa đàm, ngày 25/3/2022, Bộ NN-PTNT đã ban hành Quyết định Phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng. Mục tiêu là xây dựng hệ thống các tổ khuyến nông cộng đồng đáp ứng yêu cầu vùng nguyên liệu đạt chuẩn ở 13 tỉnh thành trên cả nước, phát triển nhân rộng ra các tỉnh khác. Đây là một trong những bước đi nhằm nâng cao năng lực cho hoạt động khuyến nông nhằm hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của các HTX nông nghiệp, chuyển giao công nghệ khuyến nông...

Thực hiện đề án này, đến ngày 4/10/2022, Trung tâm KNQG đã ra quyết định công nhận 26 tổ khuyến nông cộng đồng thí điểm tham gia Đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình khuyến nông cộng đồng.

Ông Lê Quốc Thanh (áo xanh) cho rằng, cần đưa cán bộ thị trường của các doanh nghiệp vào tổ khuyến nông cộng đồng để hoạt động hiệu quả hơn. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Lê Quốc Thanh (áo xanh) cho rằng, cần đưa cán bộ thị trường của các doanh nghiệp vào tổ khuyến nông cộng đồng để hoạt động hiệu quả hơn. Ảnh: Võ Dũng.

Tại chương trình tọa đàm trao đổi kinh nghiệm xây dựng quy chế hoạt động tổ khuyến nông cộng đồng, Sở NN-PTNT Quảng Trị đã công bố quyết định thành lập thí điểm Tổ Khuyến nông cộng đồng cụm Hải Lăng – Triệu Phong và Tổ Khuyến nông cộng đồng cụm Vĩnh Linh – Gio Linh – Cam Lộ.

Theo quy chế hoạt động, nhiệm vụ của các tổ khuyến nông cộng đồng là hỗ trợ, tư vấn cho hộ nông dân, HTX về khuyến nông; hỗ trợ, tư vấn phát triển HTX; hỗ trợ thị trường và liên kết chuỗi giá trị; tư vấn, hướng dẫn ứng dụng thương mại điện tử, hướng dẫn bán hàng, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên các sàn thương mại điện tử.

Mỗi tổ khuyến nông cộng đồng có tối thiểu 5 người gồm các chuyên ngành khác nhau tùy thuộc vào điều kiện sản xuất thực tế của từng địa phương. Trong đó, cán bộ khuyến nông cấp tỉnh giữ vai trò hỗ trợ, kết nối điều phối các hoạt động chung và lực lượng gồm cán bộ khuyến nông cấp huyện, cán bộ xã, HTX, cán bộ doanh nghiệp trên địa bàn.

Các tổ khuyến nông cộng đồng chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh.

Các thành viên tổ khuyến nông cộng đồng được hưởng lương, phụ cấp, chế độ theo chính sách khuyến nông của địa phương; được UBND xã bố trí địa điểm làm việc; được cung cấp các trang thiết bị làm việc theo quy định của Dự án; được trang bị và nâng cao kiến thức về HTX, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về thị trường, marketing sản phẩm; được thực hiện các hoạt động dịch vụ để duy trì hoạt động khuyến nông cơ sở và hưởng trợ cấp từ nguồn thu từ hoạt động tư vấn, dịch vụ của Tổ.

 
Giám đốc Trung tâm KNQG Lê Quốc Thanh trao chứng chỉ hoàn thành đào tạo máy bay không người lái; trao máy bay không người lái cho tổ khuyến nông nông cộng đồng mới thành lập của tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Võ Dũng.

Giám đốc Trung tâm KNQG Lê Quốc Thanh trao chứng chỉ hoàn thành đào tạo máy bay không người lái; trao máy bay không người lái cho tổ khuyến nông nông cộng đồng mới thành lập của tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Võ Dũng.

Cũng tại buổi tọa đàm, Trung tâm KNQG đã bàn giao 10 máy bay không người lái cho 2 tổ khuyến nông cộng đồng của tỉnh Quảng Trị.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.