| Hotline: 0983.970.780

Khuyến nông góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp Ninh Bình

Thứ Bảy 30/12/2023 , 14:31 (GMT+7)

Câu nói 'ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông' không còn là khẩu hiệu mà trở thành thương hiệu của khuyến nông Ninh Bình.

Ngày 29/12, Trung tâm Khuyến nông, Khuyến lâm, Khuyến ngư Ninh Bình tổ chức hội nghị tổng kết 30 năm hoạt động khuyến nông (1993 - 2023).

Ông Vũ Nam Tiến, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Bình trao bằng khen cho tập thể và cá nhân thuộc Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động. Ảnh: KNNB.

Ông Vũ Nam Tiến, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Bình trao bằng khen cho tập thể và cá nhân thuộc Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động. Ảnh: KNNB.

Ông Vũ Nam Tiến, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Bình chia sẻ, trong sự phát triển đồng bộ, toàn diện, bền vững của ngành nông nghiệp tỉnh có sự đóng góp quan trọng của hệ thống khuyến nông. Với bề dày truyền thống và sự nỗ lực, cố gắng, không ngại khó, ngại khổ của nhiều thế hệ cán bộ khuyến nông, các hoạt động thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hiện đại, xúc tiến thương mại… được Trung tâm triển khai hiệu quả. Câu nói “ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông” không còn là khẩu hiệu mà trở thành thương hiệu của khuyến nông Ninh Bình.

Theo ông Tiến, việc thực hiện các đề tài khoa học, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, mô hình trình diễn khuyến nông, nhân rộng ra sản xuất ở mỗi giai đoạn, thời kỳ đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Ninh Bình. Điển hình như đưa lúa lai vào sản xuất giải quyết bài toán an ninh lương thực (có thời điểm lúa lai chiếm 60 - 80% cơ cấu giống), sau đó chuyển hướng phát triển lúa thuần chất lượng cao (đến nay lúa chất lượng cao chiếm 75% cơ cấu giống).

Với việc đẩy mạnh cơ giới hóa, đến nay, mức độ cơ giới hóa khâu làm đất của tỉnh đạt trên 99%, chăm sóc, tưới trên 96%; phun thuốc bảo vệ thực vật 80%; khâu thu hoạch gần 95%...; sản xuất theo hướng hữu cơ; chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả; tăng diện tích vụ đông trên đất 2 lúa; cải tạo tầm vóc đàn bò, dê, nạc hóa đàn lợn; thử nghiệm các giống cây, con mới đem lại hiệu quả kinh tế cao…

Các hoạt động của hệ thống khuyến nông Ninh Bình đã tác động tích cực, thay đổi diện mạo sản xuất và đời sống của nông dân trên địa bàn tỉnh. Ảnh: KNNB.

Các hoạt động của hệ thống khuyến nông Ninh Bình đã tác động tích cực, thay đổi diện mạo sản xuất và đời sống của nông dân trên địa bàn tỉnh. Ảnh: KNNB.

“Tỉnh đang định hướng phát triển trở thành đô thị di sản thiên niên kỷ, một trong những trọng tâm du lịch của cả nước. Đây là cơ hội, cũng là thách thức đối với ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... cũng là những trở ngại mà nông nghiệp Ninh Bình tiếp tục phải vượt qua. Do đó, hệ thống khuyến nông phải tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đội ngũ cán bộ khuyến nông đến với nông dân bằng cả trái tim mình. Đến không chỉ vì nhiệm vụ mà còn là bổn phận. Đến vì thấy mình nên đến, cần đến và phải đến”, ông Tiến nhấn mạnh.

Tại hội nghị tổng kết, 57 tập thể và cá nhân thuộc Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình đã nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, giấy khen của Sở NN-PTNT vì có thành tích xuất sắc trong hoạt động.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội tăng hơn 13 lần trong 19 năm

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội đã tăng một mạch từ 610ha năm 2005 lên khoảng 8.000ha trong thời điểm hiện tại.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.