| Hotline: 0983.970.780

Kiếm ăn nhờ... giòi

Thứ Năm 07/11/2013 , 09:31 (GMT+7)

Đó là một công việc "bẩn thỉu" và kén người, tờ "Independent" của Anh đã nhận xét như vậy về nghề nuôi giòi của nông dân ở vùng Midlands.

Đó là một công việc "bẩn thỉu" và kén người, tờ "Independent" của Anh đã nhận xét như vậy về nghề nuôi giòi của nông dân ở vùng Midlands. Tờ báo còn nhấn mạnh rằng, công việc này không dành cho những người yếu dạ dày.

>> Đặc sản ốc sên
>> Rợn người trang trại đỉa
>> Trang trại gián của Trung Quốc

Khó thích nghi

George Miller, người đã 15 năm làm công việc chăm sóc lũ giòi ở trang trại tại Midlands tiết lộ ông đã nhìn thấy hàng trăm người bỏ về trong khi chưa hết ngày làm đầu tiên khi đến thử việc tại đây.

Miller nói: “Đa số mọi người đều liên tưởng đến những xác chết đang phân hủy khi nhìn thấy giòi, điều đó đã khiến họ phải đầu hàng khi thử làm công việc với hàng trăm ngàn con giòi ngọ nguậy xung quanh”.

Tuy nhiên, người đàn ông có thâm niên nuôi giòi này chia sẻ rằng điều khó chịu nhất khi làm công việc này chính là mùi bốc ra từ chúng. Thậm chí, trong những ngày hè oi ả, mùi khó chịu này còn ngấm cả vào lỗ chân lông và theo các công nhân đến quán rượu, "và đó là lí do khiến tôi luôn được phục vụ nhanh nhất, họ không muốn ngửi cái mùi đó mà", ông chia sẻ.

Miller kể: “Khi đến đây lần đầu tiên, cách đây 15 năm, tôi thấy những người đàn ông ngồi bên cạnh 150 chiếc bể chứa đầy giòi và ăn khoai tây chiên một cách ngon lành. Tôi tự hỏi sao họ có thể làm thế khi mà trong cơn đói giòi sẽ tiết ra amoniac, cho dù có quen rồi thì đó cũng là một mùi rất khó chịu. Tuy nhiên, bây giờ thì tôi cũng có thể làm như họ, ngồi ăn ngon lành bên lũ giòi”.

Giờ đây, Miller có thể thoái mái vừa kiểm tra lũ giòi trong thùng vừa cầm chiếc bánh sandwich để ăn trưa.

Khó chăn nuôi

Ông cho biết, những chiếc thùng của trang trại chứa hàng triệu con giòi, sống trong môi trường lạnh. Khi đến tuổi thu hoạch, chúng sẽ được đưa lên các xe lạnh, vận chuyển đến các cửa hàng kinh doanh mồi câu cá ở khắp nước Anh và một số quốc gia khác. Ngoài ra, giòi còn được đưa đến vườn thú và trang trại nuôi chim để làm thức ăn.

Miller đã có lần suýt mất mạng trên đường vận chuyển lũ giòi đến điểm thu mua. Lần đó, hệ thống làm lạnh của xe tải bị hỏng trong khi ông đang đứng giữa chúng, ngập đến tận đầu gối. Khi không đảm bảo nhiệt độ lũ giòi bắt đầu tiết nhiều amoniac và có thể chết chỉ sau vài phút.

Miller kể lại: “Mắt tôi đau nhói và không ngừng chảy nước trong khi mũi thì gần như không thở được”. May mắn là hệ thống làm lạnh đã được khắc phục ngay sau đó, lũ giòi đã "bình tĩnh" trở lại và không tiết thêm amoniac nữa.

Trong mùa ươm giống, những miếng thịt tươi được đặt trong những chiếc hộp nhỏ để ruồi đẻ trứng vào đó. Những con ruồi ở đây gần như đã được thuần chủng, những người chăm sóc chỉ cần đưa tay ra và chúng sẽ bám vào để được đưa tới những miếng thịt thơm ngon.


Giòi dùng làm mồi câu

Tuy nhiên, chỉ cần di chuyển mạnh hay có dấu hiệu bị tấn công chúng sẽ bay loạn lên, xông vào mũi, tai của những người công nhân hoặc đâm vào nhau, gẫy cánh mà chết. Điều đó sẽ đem lại hậu quả rất nặng nề.

Thú vị quanh nghề nuôi giòi

Miller cho biết, không phải giòi mà ruồi mới chính là mục tiêu của những đối thủ cạnh tranh trong thị trường này. Đến mùa, sẽ có rất nhiều người nuôi và bán giòi cho các cửa hàng kinh doanh mặt hàng này, nhưng theo Miller các gián điệp công nghiệp lúc này lại nhằm vào lũ ruồi.

Sau khi cho lũ ruồi đẻ trứng, những miếng thịt tươi sẽ được đặt vào các thùng chứa và 1 giờ sau đó ấu trùng sẽ hình thành. Miller nói: “Giòi thực ra chính là một túi protein biết ngọ nguậy, khi đói tôi có thể ăn chúng và việc chứng kiến từ khi là một chấm li ti cho tới lúc chúng dài đến 1- 2 cm thực sự đem lại cảm giác dễ chịu”.

“Tất cả những gì chúng làm chỉ là tìm kiếm thứ gì đó để ăn, bạn biết đấy. Thậm chí tôi và bạn mình đã ngồi nói với nhau về điều gì sẽ xảy ra nếu chẳng may một công nhân trong trang trại bị rơi vào thùng giòi mà không có ai xung quanh. Chắc hẳn chúng sẽ cảm thấy rất ngon miệng”, Miller đùa với phóng viên của Independent.

Mỗi tuần bỏ 55 giờ bên cạnh lũ giòi, xúc và thanh lọc chúng trước khi đưa đi bán, Miller đem về cho gia đình 125 bảng Anh.

Ông nói: “Tất cả chúng tôi đều cố gắng đi bộ một đoạn xa trước khi về nhà sau giờ làm. Dù cho có tắm với hàng đống xà phòng thì khi xuống quán rượu bao giờ cũng có chỗ trống, thậm chí là rất rộng rãi dành cho mình. Nhưng bạn biết đó, đây là công việc của tôi, tôi yêu nó và chắc chắn sẽ không bỏ nghề”.

“À, nếu bạn sống trong môi trường đặc mùi amoniac thì chắc chắn sẽ không bao giờ bị chứng buồn nôn nữa”, người công nhân già nói với phóng viên.

Công dụng của giòi

Tiến sĩ Anthony Youn, bác sĩ phẫu thuật ở Detroit, Mỹ đã viết một cuốn sách về các kỹ thuật giải phẫu mang tên "Trong những mũi khâu". Cuốn sách có nói về việc sử dụng giòi trong y tế, một phương pháp có truyền thống lâu đời trên thế giới.

Giòi hoặc một số ấu trùng thường được sử dụng trong điều trị các vết thương hở đã có từ thời Napoleon. Các bác sĩ quân y sử dụng chúng như một phương pháp nhanh và tối ưu trong việc loại bỏ các phần thịt đã hoại tử của bệnh nhân. Sau đó, Nội chiến Mỹ và Thế chiến I cũng ghi nhận được nhiều trường hợp bác sĩ sử dụng giòi trong điều trị.

Theo tiến sĩ Youn, các nghiên cứu đầu tiên về đưa giòi vào y tế bắt đầu từ những năm 1920, chúng cho thấy giòi có thể giúp làm sạch các vết thương nhiễm trùng, hoại tử bằng cách ăn các mô chết và để lại những mô khỏe không bị ảnh hưởng.

Thậm chí, trong những năm 1930, hàng ngàn bác sĩ trên thế giới đã dùng giòi để điều trị các căn bệnh mãn tính như áp xe, bỏng sâu hoặc thậm chí là nhiễm trùng xương. Tuy nhiên, khi penicilin ra đời vào những năm 40 (thế kỷ XX), việc sử dụng giòi điều trị đã bị hạn chế và kể từ đó các bệnh nhân bắt đầu có cảm giác sợ khi được chỉ định điều trị bằng giòi so với việc sử dụng một liều thuốc đơn giản.

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, kháng sinh đang ngày càng gặp phải khó khăn trong điều trị khi mà các vi khuẩn kháng kháng sinh đã xuất hiện. Các bác sĩ đang nghiên cứu để đưa liệu pháp chữa trị bằng giòi trở lại trong các pháp đồ điều trị như một phương án rất khả thi.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm