| Hotline: 0983.970.780

Kiểm soát dịch bệnh gặp khó do vắng thú y cơ sở

Thứ Ba 17/09/2024 , 16:43 (GMT+7)

ĐBSCL Thiếu vắng hệ thống thú y cơ sở khiến công tác phòng chống dịch, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y gặp nhiều khó khăn.

Ông Tiền Ngọc Tiên, Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VII chia sẻ, việc thiếu vắng hệ thống thú y cấp cơ sở khiến công tác báo cáo gặp nhiều trở ngại, thông tin không được thường xuyên, liên tục. Ảnh: KT.

Ông Tiền Ngọc Tiên, Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VII chia sẻ, việc thiếu vắng hệ thống thú y cấp cơ sở khiến công tác báo cáo gặp nhiều trở ngại, thông tin không được thường xuyên, liên tục. Ảnh: KT.

Ngày 22/3/3021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 414/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030”. Đề án được ban hành với mục tiêu kiện toàn, củng cố, tăng cường năng lực hệ thống thú y, bảo đảm tổ chức thực hiện các hoạt động thú y hiệu quả, kiểm soát tốt dịch bệnh động vật, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Theo đó, ngành nông nghiệp các tỉnh trong khu vực ĐBSCL đã xây dựng kế hoạch để thực hiện các mục tiêu của đề án. Sau gần 3 năm triển khai, địa phương đã gặt hái được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật là công tác củng cố, tăng cường năng lực hệ thống thú y trong đó có hệ thống thú y cấp cơ sở. 

Việc tái thành lập Trạm Chăn nuôi, Thú y ở các địa phương đã góp phần giải quyết những vướng mắc của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thời gian qua, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu tiếp theo của đề án. Ảnh: KT.

Việc tái thành lập Trạm Chăn nuôi, Thú y ở các địa phương đã góp phần giải quyết những vướng mắc của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thời gian qua, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu tiếp theo của đề án. Ảnh: KT.

Đến nay, hầu hết các tỉnh trong khu vực ĐBSCL đều giữ vững được hệ thống thú y từ cấp tỉnh đến cấp xã. Riêng tỉnh Bạc Liêu đã hoàn thành tái thành lập Trạm Chăn nuôi, Thú y từ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp. Tỉnh Đồng Tháp cũng đã xây dựng đề án tái thành lập Trạm Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản cấp huyện.

Tại chương trình tọa đàm “Thú y cơ sở ở ĐBSCL: Vừa thiếu còn chồng chéo” do Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức, ông Tiền Ngọc Tiên, Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VII (Cục Thú y) chia sẻ, việc tái thành lập Trạm Chăn nuôi, Thú y ở các địa phương góp phần giải quyết những vướng mắc tồn tại của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thời gian qua, hướng tới hoàn thành các mục tiêu tiếp theo của đề án.

Cũng theo ông Tiên, trước đây một số địa phương đã thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp với mục tiêu tinh gọn lại bộ máy, tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, chức năng về chăn nuôi, thú y của trung tâm chưa rõ ràng nên việc triển khai nhiệm vụ theo tinh thần Quyết định số 414/QĐ-TTg gặp nhiều khó khăn. 

Thú y cấp xã là những người đầu tiên tiếp cận với chủ cơ sở vật nuôi, nuôi trồng thủy sản và có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh. Ảnh: KT.

Thú y cấp xã là những người đầu tiên tiếp cận với chủ cơ sở vật nuôi, nuôi trồng thủy sản và có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh. Ảnh: KT.

Ngoài ra, viên chức của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp một số địa phương chưa đủ trình độ chuyên môn về thú y. Do đó, việc triển khai văn bản, chương trình của nghị quyết và các công tác chuyên môn khác cũng gặp nhiều khó khăn. Công tác kiểm soát giết mổ chưa đúng theo quy định của Bộ NN-PTNT cụ thể là việc sử dụng sai mẫu con dấu kiểm soát giết mổ.

Đặc biệt, công tác báo cáo ở nhiều địa phương còn gặp trở ngại, thiếu vắng hệ thống thú y cấp cơ sở khiến cho việc thông tin không được thường xuyên, liên tục. Lực lượng thú y cấp tỉnh không đủ để thực kiểm dịch tại gốc theo Luật Thú y dẫn đến công tác phòng chống dịch, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y gặp nhiều khó khăn.

Do đó, nhân viên thú y cấp xã và cấp huyện luôn là lực lượng tuyến đầu của ngành thú y. Nhân viên thú y cơ sở đảm bảo tốt nội dung công việc theo chức trách nhiệm vụ được phân công, giúp các đơn vị cấp huyện, tỉnh và trung ương có dữ liệu đầu vào tốt, để đưa ra quyết định liên quan đến công tác chuyên ngành. 

“Nhân viên thu ý cấp xã là người đầu tiên tôi chia sẻ và trao đổi khi đến địa phương thực hiện công tác phòng chống dịch, kiểm dịch. Bởi họ là người đầu tiên tiếp cận với chủ cơ sở vật nuôi, nuôi trồng thủy sản và có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh”, ông Tiên tâm sự.

Xem thêm
Nâng cao chất lượng đào tạo ngành chăn nuôi thú y: [Bài 2] Sinh viên ngồi ghế nhà trường đã khỏi lo đầu ra

Đào tạo ngành chăn nuôi và thú y là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững với nguồn nhân lực chất lượng.

Tiền Giang phát động Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Sau phát động, các ngành, các cấp cần cụ thể hóa thành kế hoạch với những nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, sáng tạo, tổ chức thực hiện thắng lợi Đề án.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.