| Hotline: 0983.970.780

Kiểm soát tốt bệnh lở mồm long móng nhờ chương trình quốc gia

Thứ Năm 23/11/2023 , 21:53 (GMT+7)

Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2021 - 2025 của Chính phủ đã mang lại hiệu quả tích tích cực và rõ rệt.

Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Văn Long chia sẻ về ý nghĩa to lớn của Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: Phương Thảo.

Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Văn Long chia sẻ về ý nghĩa to lớn của Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: Phương Thảo.

Tình hình dịch lở mồm long móng (FMD) trên thế giới diễn biến phức tạp, gây ra thiệt hại lớn về mặt kinh tế. Thực tế, dịch bùng phát ở Anh, Hàn Quốc đã ghi nhận thiệt hại con số hàng tỷ USD. Các chủng virus lưu hành lở mồm long móng đang có xu hướng dịch chuyển sang những phân vùng khác thay vì cố định ở một khu vực như trước.

Tại Việt Nam, dịch lở mồm long móng cơ bản đã được kiểm soát tốt nhờ Chương trình quốc gia về phòng chống dịch giai đoạn 2021 - 2025.

Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) nhận định, đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hàng đầu trên động vật, ảnh hướng lớn đến sự phát triển của kinh tế.

Theo ông Long, bệnh dịch này đã xuất hiện trên 100 năm tại Việt Nam, nhưng giai đoạn Cục Thú y đánh giá trầm trọng nhất là từ năm 2016 - 2012. Tổng giai đoạn này đã có hơn 200.000 con gia súc bị mắc bệnh, trung bình khoảng trên 32.000 con/năm, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi và ngân sách Nhà nước.

Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2021 - 2025 là chương trình đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ đạo thực hiện.

Lãnh đạo Cục Thú y đánh giá, Chương trình có ý nghĩa quan trọng, cần thiết, thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo cụ thể, kịp thời, chi tiết của Thủ tướng Chính phủ. Đây là cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống bệnh lở mồm long móng.

“Nhờ có chương trình này, thời gian vừa qua, cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến cơ sở, doanh nghiệp và người dân đã vào cuộc. Từ đó, chúng ta kiểm soát tốt dịch bệnh FMD. Năm 2020, cả nước có 7.000 con gia súc mắc bệnh FMD, nhưng đến thời điểm hiện tại chỉ còn hơn 700 con. Số lượng gia súc mắc bệnh đã giảm gần như tuyệt đối trên 90%, bao gồm cả phạm vi dịch bệnh cũng như mức độ”, ông Nguyễn Văn Long đánh giá.

Lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm, có tốc độ lây lan nhanh, mạnh, tuy có tỷ lệ chết thấp nhưng gây hậu quả nặng nề như: Giảm tăng trọng, sảy thai, giảm sản lượng sữa. Theo các trang trại chăn nuôi, kinh nghiệm phòng bệnh cần có một loại vacxin có khả năng bảo hộ rộng rãi để chống lại cả những chủng virus từ các phân vùng khác.

Ông Nguyễn Hồng Hà, chủ trang trại chăn nuôi Alpha (Hưng Yên) chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống bệnh lở mồm long móng tại trang trại. Ảnh: Phương Thảo.

Ông Nguyễn Hồng Hà, chủ trang trại chăn nuôi Alpha (Hưng Yên) chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống bệnh lở mồm long móng tại trang trại. Ảnh: Phương Thảo.

Chia sẻ về kinh nghiệm phòng chống dịch lở mồm long móng, ông Nguyễn Hồng Hà, chủ trang trại chăn nuôi Alpha (Hưng Yên) cho biết, cơ sở chăn nuôi của ông xác định yếu tố quan trọng nhất là sử dụng đúng vacxin và tuân theo quy trình đầy đủ.

“Có những giai đoạn, trang trại chưa chọn được loại vacxin đảm bảo hiệu quả cao, nên dịch bệnh vẫn bùng phát. Lúc đó, chúng tôi phải làm sạch chuồng để loại bỏ mầm bệnh trong trại và khẩn trương xây dựng đàn nái mới”, ông Hà nói.

Từ góc nhìn của đơn vị phân phối vacxin lở mồm long móng Aftogen Oleo O1 Campos, ông Đỗ Văn Lợi, Phó Giám đốc Công ty CP Kinh doanh thuốc thú y Amavet cho rằng, công tác phòng chống dịch lở mồm long móng vô cùng quan trọng. Amavet luôn chú trọng đến quy trình sử dụng vacxin để phòng bệnh, đặc biệt là những loại vacxin nhập khẩu được các nước trên thế giới đánh giá cao.

“Chúng tôi đã tìm hiểu nhiều đối tác và lựa chọn phân phối sản phẩm của Công ty Biogénesis Bagó, Argentina. Sau nhiều năm đưa vacxin Aftogen Oleo O1 Campos của công ty này về Việt Nam, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã tin dùng. Đây có thể sẽ loại vacxin về lâu dài sau này được sử dụng để thanh toán dịch bệnh lở mồm long móng ở Việt Nam”, ông Lợi chia sẻ.

Như vậy, việc thực hiện đầy đủ các giải pháp theo Chương trình quốc gia về phòng chống dịch giai đoạn 2021 - 2025, gồm: Đảm bảo an toàn sinh học của trang trại, kiểm dịch, vệ sinh tiêu độc, khử trùng, đánh giá các chủng virus và sử dụng vacxin phù hợp đã giúp thanh toán bệnh dịch lở mồm long móng hiệu quả.

Xem thêm
Định hướng phát triển bò thịt đến năm 2030

Đến 2023, đàn bò thịt trong nước từ 6,5-6,6 triệu con, 30% nuôi trang trại; phát thải khí nhà kính chăn nuôi giảm 18%, trong đó khí mê tan không quá 15,2 triệu tấn.

Khuyến khích đổi mới công nghệ trong nghiên cứu, sản xuất thuốc BVTV sinh học

Thuốc BVTV sinh học an toàn, ít độc đối với sức khỏe con người, sinh vật; nhanh phân hủy trong tự nhiên, thời gian cách ly ngắn, ít để lại dư lượng trong nông sản...

Sẽ tập trung đầu tư hạ tầng cho các viện nghiên cứu

NINH THUẬN Làm việc với Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết sẽ tập trung đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu.