| Hotline: 0983.970.780

Kiểm tra đột xuất các tuyến đường giáp ranh ngăn chặn dịch bệnh động vật

Chủ Nhật 12/03/2023 , 16:40 (GMT+7)

TP. Cần Thơ kiểm tra đột xuất các tuyến đường ở khu vực tiếp giáp giữa các các tỉnh để có biện pháp ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh động vật xâm nhập địa bàn.

Ngành thú y TP. Cần Thơ phối hợp với hộ chăn nuôi tăng cường tuyên truyền, vận động hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp vệ sinh tiêu độc sát trùng. Ảnh: Kim Anh.

Ngành thú y TP. Cần Thơ phối hợp với hộ chăn nuôi tăng cường tuyên truyền, vận động hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp vệ sinh tiêu độc sát trùng. Ảnh: Kim Anh.

TP. Cần Thơ khu vực trung tâm của vùng ĐBSCL, nằm ở vị trí gần kề với tỉnh An Giang và Đồng Tháp, hai địa phương tiếp giáp với biên giới Campuchia. Để phòng chống, hạn chế nguy cơ lan truyền dịch bệnh cúm gia cầm A/H5N1, đặc biệt là hoạt động vận chuyển gia cầm lậu, không qua kiểm dịch, UBND TP. Cần Thơ vừa ban hành Công văn số 666/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.

Trong công văn, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo các ngành chức năng liên quan tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh. Mục đích là phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ hoặc mắc bệnh, nhất là người giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm sống, người có tiền sử đến từ khu vực đang có dịch bệnh, bao gồm dịch trên gia cầm và ở người.

Đồng thời, lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ yêu cầu các đơn vị chuyên môn kịp thời lấy mẫu xét nghiệm gửi về các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur xét nghiệm, chẩn đoán xác định, quản lý ca bệnh (nếu có) và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng.

Mới đây, Sở NN-PTNT TP. Cần Thơ đã phối hợp với các sở ngành liên quan và UBND các quận, huyện tăng cường giám sát, phát hiện dịch cúm trên gia cầm đặc biệt tại các chợ gia cầm sống, kịp thời chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh trên gia cầm và triển khai phối hợp trong điều tra, xử lý ổ dịch.

Ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ, chế biến gia cầm và các sản phẩm của gia cầm, không ăn tiết canh và không sử dụng gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân.

Đặc biệt, từ ngày 6/3 - 3/4/2023, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Cần Thơ đã thực hiện tháng tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng đợt I/2023. Toàn thành phố đã vệ sinh khử độc cho các cơ sở gia súc, gia cầm tập trung, cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm.

Đối với chăn nuôi hộ gia đình nơi công cộng, đường giao thông nông thôn, khu vực chợ có buôn bán gia súc, gia cầm sống cần thực hiện các bước tiêu độc khử trùng cần thiết.

Từ ngày 6/3 - 3/4/2023, TP. Cần Thơ thực hiện tháng tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng quy mô toàn thành phố. Ảnh: Kim Anh.

Từ ngày 6/3 - 3/4/2023, TP. Cần Thơ thực hiện tháng tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng quy mô toàn thành phố. Ảnh: Kim Anh.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, chị Huỳnh Thị Bé Lan ở phường Thới Hòa, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ mang tâm lý lo lắng. Mỗi tuần, chị Lan chủ động phòng ngừa, thực hiện tiêm ngừa cho đàn heo, đàn gà của gia đình, đồng thời phun xịt, rắc vôi xung quanh chuồng trại chăn nuôi, để đảm bảo môi trường nuôi thông thoáng. Ý thức của các hộ nuôi trong vùng được nâng cao hơn, xây dựng khu vực chăn nuôi an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân hộ chăn nuôi cũng như đàn gia súc, gia cầm.

Ông Nguyễn Quốc Vinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ cho biết, ngay từ đầu năm, ngành thú y đã xây dựng kế hoạch chủ động phối hợp với hộ chăn nuôi phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, đặc biệt việc rà soát, thống kê và tổ chức tiêm phòng vacxin được thực hiện định kỳ hàng tháng.

Khi tình hình dịch cúm gia cầm có diễn biến phức tạp như hiện nay, ngành cũng tăng cường tuyên truyền, vận động hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp vệ sinh tiêu độc sát trùng. Riêng đối với gia súc, gia cầm nhập từ ngoài tỉnh vào địa bàn thành phố bắt buộc phải có giấy chứng nhận kiểm dịch chứng minh nguồn gốc, xuất xứ cũng như các thủ tục kiểm tra lâm sàng.

Ý thức của các hộ nuôi trong vùng được nâng cao hơn, xây dựng khu vực chăn nuôi an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân hộ chăn nuôi cũng như đàn gia súc, gia cầm. Ảnh: Kim Anh.

Ý thức của các hộ nuôi trong vùng được nâng cao hơn, xây dựng khu vực chăn nuôi an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân hộ chăn nuôi cũng như đàn gia súc, gia cầm. Ảnh: Kim Anh.

Ngoài ra, lực lượng thú y TP. Cần Thơ cũng thường xuyên tổ chức kiểm tra đột xuất trên các tuyến đường ở khu vực tiếp giáp giữa các các tỉnh để có biện pháp ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập địa bàn.

Đồng thời, phối hợp với Sở Giao thông vận tải thành phố, thông tin đầy đủ đến các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải, bến tàu, bến xe trên địa bàn thành phố về tình hình dịch cúm A/H5N1 thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trên phương tiện vận tải.

Giám sát chặt chẽ các phương tiện vận tải hành khách, vận tải hàng hóa từ các quốc gia, địa phương có dịch lưu hành về thành phố và yêu cầu người về từ vùng dịch cung cấp thông tin, số điện thoại liên lạc để kịp thời xử lý trong trường hợp cần thiết.

Trong năm 2022, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ đã thực hiện tiêm vacxin phòng cúm gia cầm được trên 3 triệu lượt con, tổ chức 1.464 lượt kiểm tra về kinh doanh động vật, kiểm soát giết mổ và vệ sinh thú y thịt và sản phẩm động vật tại các chợ và các cơ sở giết mổ động vật. Qua đó phát hiện và xử lý hơn 210 trường hợp, với tổng số tiền xử phạt trên 305 triệu đồng.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.