| Hotline: 0983.970.780

Kiến đen - Thuốc trị nhiều bệnh

Thứ Ba 07/06/2011 , 10:51 (GMT+7)

Kiến đen chứa tới 40 – 67% protein gồm nhiều loại acid amin mà trong đó có 8 chất không thể thay thế được...

Là loại côn trùng không cánh, toàn thân dài 1,3 – 1,5 cm, màu đen bóng. Sống thành đàn lớn ở rừng núi, làm tổ dưới đất; đến mùa mưa lũ lại kéo nhau lên cây để xây tổ tránh lụt. Tên thuốc trong y học cổ truyền là hắc mã nghị, được dùng sống trong các phương thuốc đông y từ xưa. Y văn ghi nhận kiến là một vị trong những phương thuốc để chữa trị bệnh ở Trung Quốc.

Kiến đen chứa tới 40 – 67% protein gồm nhiều loại acid amin mà trong đó có 8 chất không thể thay thế được. Cho tới ngày nay, các nhà khoa học Mỹ mới phát hiện trong cơ thể một loài kiến tại Trung Quốc có thể giúp con người tạo ra những dược phẩm chống viêm, giảm đau và khống chế được nhiều bệnh khác.

Tạp chí Joumal of Natural Products số ra ngày 25/4/2008 đã đăng tải kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Hiệp hội Hóa học Mỹ giúp người ta hiểu rõ tại sao kiến có thể chữa được các bệnh như đau khớp hoặc viêm gan trong nền y học cổ truyền của người Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu đó đã được các chuyên gia của Hiệp hội Hóa học Mỹ phân tích, rằng những hóa chất mà họ chiết từ loài kiến Polyrhacis lamellidens, người Trung Quốc thường sử dụng nó trong các phương thuốc cổ truyền.

Các nhà khoa học Mỹ cũng phát hiện ra Polyketide là một chất chuyển hóa có tác dụng bảo vệ và liên lạc trong tế bào. Song song đó cũng nhiều kết quả nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng, Polyketide có thể ngăn ngừa chứng viêm khớp, nhiễm khuẩn và các bệnh khác. Tuy nhiên, chất Polyketide còn được tìm thấy ở các loại thực vật, nấm và vi khuẩn.

Gần đây, người ta còn phát hiện trong trứng kiến đen chứa chất Trytokc có công hiệu tăng cường trí nhớ. Y học hiện đại đã nghiên cứu và xác định giá trị dinh dưỡng từ trứng kiến là rất cao. Trong trứng kiến, chất Albumin chiếm từ 40 - 67%, có 28 loại axit amin tự do, 8 loại axit amin không thay thế, trong trứng kiến còn có những hoạt chất rất cần thiết mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được. Ngoài ra còn có nhiều vitamin và nguyên tố vi lượng khác.

Tuy nhiên, không phải loại kiến nào cũng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trên. Có nhiều chủng loại kiến - kiến vàng, kiến đất, kiến gió, kiến gai đen... Các nhà khoa học cho biết, có rất nhiều loại côn trùng được dùng làm thuốc chữa bệnh, trong đó có loài kiến đặc biệt là kiến gai đen làm thuốc rất tốt.

Trong hàng trăm loại kiến, thì trứng kiến gai mang lại nhiều acid amin có lợi cho sức khoẻ. Hàm lượng các chất dinh dưỡng của trứng kiến gai đen rất cao, gồm hơn 30 loại acid amin, 31 nguyên tố vi lượng chủ yếu là Ca2+, Fe2+, Cu2+, Zn2+, Coban (trong số hàm lượng kẽm cao nhất) cùng các vitamin A, D, E, B1, B12…và hoạt chất Tryptophan.

Các thử nghiệm lâm sàng tại Viện Y học cổ truyền Trung ương cho thấy, Trytophan có tác dụng chống stress, trầm cảm và một số bệnh về thần kinh, tăng cường trí nhớ và sinh lực cho cơ thể, giúp thoải mái về tinh thần. Đây là một loại amino acid giúp cơ thể nhanh chóng vượt qua sự mệt mỏi, stress. Như vậy từ nay chúng ta đã biết kiến được sử dụng làm thuốc là có cơ sở khoa học rõ ràng.

Đông y cho rằng, kiến đen có vị mặn, cay, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, giảm đau. Bên cạnh đó cũng có tài liệu còn cho rằng, kiến gai đen- hắc mã nghi (black ant) có vị mặn, cay được coi như thần dược cải lão hoàn đồng, có tác dụng làm đẹp da, chống lão hoá, khiến tóc trở nên đen và bóng.

Bên cạnh đó trứng kiến gai đen còn có tác dụng giúp ngủ ngon, chống trầm cảm, tăng cường sinh lực cho cơ thể. Ngoài ra, trứng kiến gai đen còn giúp thoải mái về tinh thần, chống căng thẳng và có tác dụng hỗ trợ tốt cho chứng suy giảm sinh lý và giảm trí nhớ. Dưới đây xin nêu vài phương thuốc trị liệu tiêu biểu từ kiến đen.

* Chữa viêm khớp, tê thấp, viêm gan mạn tính: Hằng ngày người ta lấy kiến đen rửa sạch, xào với mướp đắng ăn hoặc lấy kiến đen ngâm dầu (dầu thầu dầu hoặc dầu lạc) để một thời gian, dùng xoa bóp chữa viêm khớp, tê thấp, viêm gan mạn tính.

* Dùng ngoài, giã nát kiến đen đắp chữa mụn nhọt, rắn cắn.

* Giúp làn da đẹp, mịn màng, tươi tắn: Lấy trứng kiến đen thu về để thổi xôi ăn hằng ngày làm thuốc bổ, tăng cường thể lực. Phụ nữ nếu ăn nhiều trứng kiến đen sẽ có làn da đẹp, mịn màng, tươi tắn (cách này thường được đồng bào các dân tộc miền núi ở phía Bắc tin dùng).

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm