| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Quản lý khai thác banh lông

Thứ Tư 04/06/2014 , 09:36 (GMT+7)

Toàn tỉnh có khoảng 500 phương tiện làm nghề cào banh lông, trong đó có một số tàu có công suất lớn trên 400 CV.

Ông Dương Xuân Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và BVNLTS Kiên Giang cho biết, toàn tỉnh có khoảng 500 phương tiện làm nghề cào banh lông, trong đó có một số tàu có công suất lớn trên 400 CV làm nghề lưới kéo đôi nhưng thu nhập thấp cũng chuyển sang làm nghề này.

Đây là nghề mới, không có trong danh mục các loại nghề khai thác hải sản được cấp phép ở VN. Qua tìm hiểu, nghề cào banh lông bắt đầu xuất hiện từ cuối năm 2013, xuất phát đầu tiên từ một số ngư dân ở các xã ven biển của huyện Hòn Đất và ngày càng có nhiều ngư dân tham gia do lúc đầu bán được giá rất cao (từ 600.000 – 800.000 đ/kg).

Con banh lông là tên do ngư dân tự đặt vì hình thù bên ngoài của nó giống như trái banh lông, da nhám, có độ nhớt. Viện Hải Dương học Nha Trang, bước đầu đã xác định đây là một loài thuộc bộ tua miệng phân nhánh (Dendrochirotida), lớp hải sâm (Holothuroidea), ngành động vật da gai (Echinodermata).

Con banh lông sống vùi mình dưới đáy biển ở độ sâu từ 10 - 20 cm, ở những vùng đáy biển có chất đáy là bùn hoặc bùn pha cát. Tại Kiên Giang, banh lông chủ yếu sống ở vùng lộng và vùng khơi thuộc Vịnh Thái Lan, trong đó vùng khai thác cho sản lượng cao là khu vực biển giữa quần đảo An Thới – Thổ Chu – Hòn Chuối.

Trung bình tàu có công suất từ 150 CV trở suất khai thác được khoảng 30 - 40 kg banh lông/ngày. Với giá bán banh lông hiện nay dao động từ 140.000 - 250.000 đ/kg, mỗi chuyến biển kéo dài 5 - 7 ngày có thể đạt doanh thu từ 20 - 50 triệu đồng/tàu, những lúc bán được giá cao doanh thu lên đến 70 - 100 triệu đồng/tàu.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây sản lượng khai thác giảm và giá cả thu mua banh lông cũng giảm hơn nhiều so với trước, nên thu nhập của người dân từ nghề này thường không ổn định. Theo thông tin nắm bắt từ ngư dân, bước đầu xác định con banh lông được các điểm thu mua hải sản nhỏ lẻ trong tỉnh thu mua, sau đó bán lại cho các thương lái Trung Quốc.

Sở NN-PTNT Kiên Giang đã chỉ đạo Thanh tra Sở và các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên biển tuyên truyền, nhắc nhở và xử lý các trường hợp khai thác thủy sản không đúng với nội dung ghi trong giấy phép khai thác. Đồng thời phối hợp với công an và chính quyền địa phương kiểm tra các điểm thu mua banh lông để ngăn chặn và xử lý kịp thời...

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cây mía quay quắt trong nắng nóng như thiêu đốt

GIA LAI Trong cái nắng nóng như thiêu đốt, vùng mía nguyên liệu trồng mới lẫn mía tái sinh của Nhà máy đường An Khê (Gia Lai) đang quay quắt trong ‘chảo lửa’…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.