| Hotline: 0983.970.780

Kinh nghiệm nuôi gà Đông Tảo

Thứ Hai 24/02/2014 , 10:52 (GMT+7)

Ông Đào Đức Thi, xóm Cao Nền, thôn Đông Tảo Nam, xã Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) phục tráng thành công giống gà Đông Tảo cổ truyền của địa phương.

Ông Đào Đức Thi, xóm Cao Nền, thôn Đông Tảo Nam, xã Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) phục tráng thành công giống gà Đông Tảo cổ truyền của địa phương. Gà của gia đình ông từng được Nhật Hoàng Akishimo cùng các nhà khoa học Việt Nam đến thăm, kiểm chứng.

Theo ông Thi, gà Đông Tảo cổ truyền thường có các đặc điểm kiểu dáng như da đỏ, mã chọi (lông màu hung hay tía đỏ), chân to, ngắn, dọc ống chân có vảy thịt xếp cài gối nhau thẳng hàng, bàn chân tù, dày, ngòn chân ngắn, mình nở, lườn trắm, đít thót, đầu to (dáng gộc tre), ngực nở, mào xít, 2 ráy tai dài, rộng cân đối chảy xệ xuống dưới miệng mỏ màu đỏ tươi (cách gọi dân dã là yếm miệng).

Gà trống dưới 2 tháng tuổi da đỏ, lông trụi cánh trai, khi trưởng thành lông dài mượt phủ kín thân, trọng lượng đạt tối đa 4,7 - 4,8 kg. Con mái cũng có kiểu dáng như con trống nhưng mào và yếm miệng teo nhỏ, lông màu nâu sáng, khi trưởng thành trọng lượng tối đa chỉ đạt 3,5 - 3,8 kg. Gà trống nuôi 8 - 9 tháng là có khả năng giao phối, gà mái 6 - 7 tháng có thể phối giống, đẻ trứng nhân giống.

Gà Đông Tảo đẻ khá ít, khả năng ấp nở kém (do trọng lương lớn dễ giẫm vỡ trứng). Trung bình mỗi tháng 1 mái gà Đông Tảo chỉ đẻ được 12 - 15 trứng, việc ấp nở phải nhờ gà ri hoặc ấp qua máy ấp trứng. Trên cơ sở những đặc điểm này, người chăn nuôi có thể chọn lọc, bồi dục, nhân nuôi duy trì giống gà Đông Tảo gốc cho nhu cầu chăn nuôi của nông trại gia đình.

Tuy nhiên, trong quá trình phục tráng gà Đông Tảo cho thấy giống có sự phân ly rất lớn, ngay ở đời con đã có nhiều kiểu hình sai khác khá xa bố mẹ, trung bình 1 lứa gà đẻ chỉ chọn được 3 hoặc 7 con có đầy đủ các kiểu dáng giống với bố mẹ ban đầu, thậm chí không chọn được con nào. Đương nhiên những con gà kiểu hình có sự sai khác với bố, mẹ đó vẫn đảm bảo làm giống rất tốt cho nhân nuôi các đàn gà lai Đông Tảo thương phẩm.

Các biện pháp kỹ thuật khác như chuồng trại chăn nuôi, kỹ thuật úm gà, thức ăn và định lượng thức ăn, phòng trị dịch bệnh... tương tự như chăn nuôi các giống gà ta khác theo hướng nuôi bán công nghiêp.

Chú ý, trong quá trình chăn nuôi gà lai Đông Tảo thương phẩm, ở các đời gà con, cháu, chút, chít... cá biệt vẫn xuất hiện các cá thể mang đầy đủ các đặc điểm kiểu dáng của giống Đông Tảo cổ truyền. Nguyên nhân, do trong quá trình nuôi, phối đã có sự tái tổ hợp ngẫu nhiêu các kiểu gen của các cá thể gà trong quần thể nhân nuôi. Đây là đặc tính quý, cơ hội cho người chăn nuôi thêm một biện pháp chọn lọc, bồi dục, phục tráng giống gà Đông Tảo cổ truyền.

Ông Đào Đức Thi nguyên là cựu tù Hỏa Lò thời chống Pháp, nguyên cựu bình đoàn tàu không số trong chiến tranh chống Mỹ. Tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi, nay ở tuổi ngoài 80 nhưng ông vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn, mỗi năm phục tráng được hàng chục con gà Đông Tảo bản địa, có giá 10 - 20 triệu đ/con.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm