| Hotline: 0983.970.780

Kịp thời dập tắt vụ cháy rừng

Thứ Tư 02/06/2021 , 17:50 (GMT+7)

Hàng trăm người dân, cùng chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng được huy động để khống chế vụ cháy rừng tại xã Nội Hoàng (Yên Dũng, Bắc Giang).

Khoảng 14 giờ ngày 1/6, tại khu vực thôn Giá, xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) xảy ra vụ cháy rừng trồng (quy hoạch rừng phòng hộ).

Hiện trường vụ cháy rừng. Ảnh: DĐT.

Hiện trường vụ cháy rừng. Ảnh: DĐT.

Ngay khi có tin báo cháy rừng, lãnh đạo Sở NN-PTNT, Chi cục Kiểm lâm, UBND huyện Yên Dũng đã trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo các lực lượng tham gia chữa cháy. Để khống chế và dập tắt đám cháy, UBND huyện Yên Dũng và cơ quan chuyên môn đã huy động hàng trăm lượt người, gồm các lực lượng kiểm lâm, công an, quân sự, dân quân tự vệ cùng chính quyền địa phương và người dân tiếp cận hiện trường, dùng các công cụ chuyên dụng và thủ công để dập lửa cứu rừng.

Lực lượng Kiểm lâm tham gia dập lửa cứu rừng.Ảnh: DĐT.

Lực lượng Kiểm lâm tham gia dập lửa cứu rừng.Ảnh: DĐT.

Do thời tiết nắng nóng, địa hình hiểm trở, dốc cao kèm sỏi đá trơn trượt, vật liệu cháy dày, rậm nên ngọn lửa bén rất nhanh, việc dập lửa vô cùng khó khăn.

Đến khoảng 17 giờ, 30 phút cùng ngày, đám cháy được khống chế và dập tắt hoàn toàn, không để lan rộng. Sau khi vụ cháy rừng được dập tắt, lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương đã tổ chức trực tại hiện trường để xử lý kịp thời khi có cháy lại.

Các lực lượng nỗ lực dập lửa cứu rừng. Ảnh: DĐT.

Các lực lượng nỗ lực dập lửa cứu rừng. Ảnh: DĐT.

Qua kiểm tra sơ bộ của Hạt Kiểm lâm huyện Yên Dũng, diện tích đám cháy khoảng 2,1 ha là rừng trồng quy hoạch rừng phòng hộ. Trong đó, diện tích có cây trồng chưa thành rừng bị thiệt hại khoảng 1,1 ha, mức độ thiệt hại 100% (loài cây thông, keo, trồng năm 2018; đường kính gốc bình quân từ 3- 5cm; chiều cao vút ngọn bình quân 3- 5m; mật độ bình quân 1.100 cây/ha); số diện tích rừng còn lại (khoảng 1,0 ha) có mức độ thiệt hại khoảng 20%, loài cây thiệt hại chủ yếu là bạch đàn và keo tái sinh tự nhiên.

Thanh niên tình nguyện thôn Tiên Phong, xã Nội Hoàng tới hiện trường vụ cháy để trao nước uống và khẩu trang miễn phí cho các lực lượng tham gia dập lửa cứu rừng. Ảnh: DĐT.

Thanh niên tình nguyện thôn Tiên Phong, xã Nội Hoàng tới hiện trường vụ cháy để trao nước uống và khẩu trang miễn phí cho các lực lượng tham gia dập lửa cứu rừng. Ảnh: DĐT.

Theo phản ánh của người dân, chính quyền địa phương và điều tra ban đầu của cơ quan chức năng, nguyên nhân ban đầu được xác định là do người dân địa phương đốt dọn vườn bãi gây cháy rừng.

Hiện, các cơ quan chức năng, cùng chính quyền địa phương và chủ rừng khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ đối tượng gây cháy rừng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Xem thêm
Đàn vật nuôi Bình Định tăng đều trong quý I

Sau Tết, người chăn nuôi ở Bình Định tích cực tái đàn nên đàn vật nuôi ở tỉnh này tăng đều trong quý I/2025.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

'Tuyệt chiêu' trồng hồng giòn Jiro Nhật Bản của lão nông Sơn La

Ứng dụng kỹ thuật sinh học, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, ông Phạm Văn Quyết đã gây dựng thương hiệu hồng giòn Jiro Nhật Bản thành đặc sản trên cao nguyên Mộc Châu.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

BÌNH DƯƠNG Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 3] Chuyển đổi nghề để phát triển bền vững

Nhận thức phải bảo vệ nguồn lợi thủy sản, không đợi hỗ trợ, nhiều ngư dân đã mạnh dạn chuyển đổi từ các nghề tận diệt sang nghề thân thiện với môi trường.

Bình luận mới nhất