| Hotline: 0983.970.780

Kurash: Mỏ vàng mới cho thể thao Việt Nam

Thứ Hai 02/12/2019 , 21:04 (GMT+7)

Giành 7 trong tổng số 10 bộ huy chương qua 2 ngày thi đầu tiên, Việt Nam có một kỳ SEA Games với môn võ bắt nguồn từ Uzbekistan.

VĐV Hoàng Thị Tình (trái) chuyển sang đánh kurash từ judo

Là môn võ truyền thống của Uzbekistan, kurash có đánh tương tự như judo và vật. Điểm khác biệt lớn nhất giữa kurash và judo, đó là kurash không cho phép đè đối phương xuống đất như judo. Môn võ này chỉ tính điểm đánh ngã. Ngoài ra, trong thi đấu, VĐV kurash chỉ được tác động từ thắt lưng đối phương trở lên.

Do kurash có lối đánh tương tự như judo nên nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đều lấy võ sĩ từ nguồn judo để đánh kurash. VĐV judo nổi tiếng Văn Ngọc Tú, trong giai đoạn cuối sự nghiệp, cũng có hơn một năm tập luyện và thi đấu kurash.

Do chú trọng vào sức mạnh thể lực và cơ bắp, kurash chuộng những võ sĩ to khỏe, thay vì ưu tiên khéo léo như các môn võ của Nhật Bản hay Hàn Quốc. Những VĐV Việt Nam thi đấu ở SEA Games đều rất dày người, trọng tâm thấp và có lực tay rất mạnh.

Du nhập vào Việt Nam vào khoảng nửa cuối thập niên 2000, kurash nhanh chóng phát triển trong lòng thể thao Việt Nam. Từ Asiad 2018, khán giả Việt Nam bắt đầu làm quen với một "vật Trung Á" này nhờ số lượng VĐV đông đảo tham dự.

Hệ thống tính điểm của kurash có 3 mốc là halal, yambosh và chala. Người giành được điểm halal sẽ thắng luôn (giống đòn knock-out). Muốn có điểm halal, các võ sỹ phải quật đối thủ chạm lưng xuống sàn với lực, sự kiểm soát và tốc độ hoàn hảo. 2 điểm yambosh sẽ được tính thành điểm halal và mức điểm thấp nhất là chala (tương đương 1 điểm).

Võ sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy ở hạng trên 70kg nữ tại SEA Games 30

Việt Nam là quốc gia rất mạnh về các môn võ. Chẳng hạn như pencak silat. Dù có nguồn gốc từ Indonesia, nhưng ở các kỳ SEA Games, chúng ta luôn chơi ngang ngửa với VĐV xứ vạn đảo. Chính bởi vậy, nhiều tỉnh thành phố đã tiến hành đào tạo song kurash với judo, nhằm thêm lựa chọn cho VĐV. Tại giải trẻ kurash vô địch châu Á 2015, đội Hà Nội đại diện cho Việt Nam tham dự đã lấy toàn bộ VĐV từ đội judo và đạt kết quả khả quan. 

Ngoài trường hợp nổi tiếng của Văn Ngọc Tú cách đây vài năm, tại SEA Games 30, nhiều VĐV Việt Nam đều từng học judo. Tấm gương tiêu biểu có thể kể đến Hoàng Thị Tình. Do nằm cùng hạng cân với tượng đài Văn Ngọc Tú, Hoàng Thị Tình sớm chuyển hướng sang kurash để được thi đấu quốc tế.

Trên đất Philippines, Hoàng Thị Tình cùng đồng đội phải thi đấu ở tối muộn hôm 1/12. Hơn 22h, cô mới bước vào vòng chung kết, trong tình trạng bị đói. Tuy nhiên, nền tảng judo nhiều năm giúp cô và đồng đội có một kỳ SEA Games thành công với tổng cộng 7 HCV.

Xem thêm
Hòa nhạc Ánh sáng: Những màn trình diễn ấn tượng đặc sắc 'tỏa chất riêng'

Tối 18/1, tại khu vực ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội, chương trình 'Hòa nhạc Ánh sáng - Chào năm mới 2025' đã diễn ra với những tiết mục hết sức đặc sắc.

Vụ diễn viên Vương Tinh mất tích: Tìm thấy trong tình trạng không ai ngờ

Diễn viên Vương Tinh - sao nam điện ảnh Hoa ngữ đã được tìm thấy sau nhiều ngày gia đình và cơ quan chức năng nỗ lực tìm kiếm. 

Việt Nam sớm chuẩn bị cho giải boxing nữ thế giới 2025

Các tay đấm nữ Việt Nam dự kiến góp mặt ở Giải boxing nữ vô địch thế giới 2025 tại Serbia vào tháng 3 tới.