| Hotline: 0983.970.780

Thiết bị giám sát hành trình "hành" ngư dân - Rào cản gỡ "thẻ vàng"

Kỳ 4: Sai phạm nhan nhản ở địa phương có đội tàu cá lớn nhất nước

Thứ Sáu 03/06/2022 , 10:09 (GMT+7)

Kiên Giang chỉ mặt gọi tên sai phạm trong cung cấp, lắp đặt, quản lý, sử dụng thiết bị giám sát hành trình của một số đơn vị gây thiệt hại lớn cho ngư dân.

Kiên Giang là tỉnh có đội tàu khai thác hải sản lớn nhất cả nước với 3.981 tàu có chiều dài từ 15m trở lên thuộc diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Ảnh: Trung Chánh.

Kiên Giang là tỉnh có đội tàu khai thác hải sản lớn nhất cả nước với 3.981 tàu có chiều dài từ 15m trở lên thuộc diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Ảnh: Trung Chánh.

Thanh tra phát hiện hàng loạt sai phạm

Kiên Giang là tỉnh có đội tàu khai thác hải sản lớn nhất cả nước, tính đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 9.884 tàu, trong đó có 3.981 tàu có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên thuộc diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.

Theo Chi cục Thủy sản Kiên Giang, qua ra soát, đã loại trừ 328 tàu không còn hoạt động, gồm tàu hư hỏng, cháy, chìm, nằm bờ ngừng hoạt động, ngân hàng quản lý và bán sang tỉnh khác… Như vậy, toàn tỉnh còn 3.653 tàu cá buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và đều đã lắp đặt đạt 100% theo quy định.

Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, số thiết bị giám sát hành trình tàu cá đã lắp đặt trên các tàu cá ngư dân Kiên Giang do 8 đơn vị, doanh nghiệp cung cấp.

Trong đó, nhiều nhất là công ty TNHH Zunibal Việt Nam (1.715 thiết bị); Tập đoàn Công nghiệp - Viễn Thông Quân đội Viettel - Chi nhánh Kiên Giang (1.231 thiết bị); Tổng Công ty Dịch vụ viễn thông VNPT - Chi nhánh Kiên Giang (141 thiết bị).

Còn lại thuộc các đơn vị cung cấp là: Công ty TNHH Một thành viên Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (Vishipel), Công ty TNHH Phát triển công nghệ điện tử Bình Anh, Công ty TNHH Viễn thông Khánh Hội, Công ty TNHH Công nghệ tự động hóa L Trần và Công ty Định vị Bách Khoa.

Hiện nay, việc quản lý hoạt động tàu cá dựa vào hệ thống giám sát hành trình, bước đầu đã đem lại một số kết quả nhất định, giúp cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát được số tàu đang hoạt động trên biển, phát hiện kịp thời số tàu vượt ranh giới biển, số tàu hoạt động trong khu vực cấm khai thác…

Tuy nhiên, thực tế đã phát sinh một số tồn tại, đã làm giảm tác dụng của việc gắn thiết bị giám sát hành trình để giám sát hoạt động của tàu cá trên biển, ảnh hưởng rất lớn đến nỗ lực khắc phục thẻ vàng IUU của tỉnh. Do đó, việc giải quyết những vấn đề còn vướng mắc cũng như xử lý nghiêm minh các trường hợp cố tình vi phạm hiện nay là rất cần thiết và cấp bách.

Thời gian qua, những bất cập, lùm xùm quanh thiết bị giám sát hành trình tàu cá đã xảy ra, giữa nhà cung cấp và khách hàng sử dụng đổ lỗi cho nhau “tại ả, tại anh”.

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước, cuối năm 2021, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã có quyết định (số 2560/QĐ-UBND ngày 26/10/2021) về việc thanh tra các quy định của pháp luật về cung cấp, lắp đặt, quản lý, sử dụng thiết bị giám sát hành trình tàu cá của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bản tỉnh Kiên Giang. Qua thanh tra, hoàng loạt sai phạm đã được chỉ ra, ở cả phía nhà cung cấp thiết bị, dịch vụ đi kèm và người sử dụng (chủ tàu).

Để thực hiện đợt kiểm tra, ngành chức năng tỉnh Kiên Giang đã chọn 6 chủ tàu có nhiều tàu cá và 7 đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá. Theo đó, 6 chủ tàu là chủ sở hữu 110 tàu cá, tại thời điểm kiểm tra, có 88 tàu đang hoạt động trên biển, 15 tàu đang neo đậu tại bến nhà và một số cảng cá tại Cà Mau, thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) và Bà Rịa - Vũng Tàu, 1 tàu đã bán về Cà Mau, 2 tàu bị chìm, 2 tàu bị nước ngoài bắt giữ.

Ngành chức năng tỉnh Kiên Giang kiểm tra tàu cá hoạt động trên ngư trường biển Tây, phát hiện ra nhiều sai phạm liên quan đến thiết bị giám sát hành trình tàu cá. Ảnh: Trung Chánh.

Ngành chức năng tỉnh Kiên Giang kiểm tra tàu cá hoạt động trên ngư trường biển Tây, phát hiện ra nhiều sai phạm liên quan đến thiết bị giám sát hành trình tàu cá. Ảnh: Trung Chánh.

Theo ông Cô Hồng Khởi, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Kiên Giang, qua kiểm tra trên Hệ thống giá sát hành trình tại Trung tâm Đăng kiểm tàu cá Kiên Giang, với số thiết bị kiểm tra là 100 thiết bị/100 tàu. Kết quả số thiết bị mất kết nối là 650 lượt/79 tàu. Số thiết bị có tín hiệu vượt biên giới biển là 16 lượt/16 tàu.

“Ngành chức năng đã thực hiện 666 cuộc gọi điện thoại cho chủ tàu, ban hành 21 văn bản/16 tàu (21 trường hợp mất kết nối trên 10 ngày ngoài biển) yêu cầu kiểm tra lại thiết bị, thực hiện các quy định khi tàu bị mất kết nối hoặc buộc đưa tàu quay về vùng biển Việt Nam. Kết quả đã có 629 lượt/63 tàu mở lại kết nối, 16 tàu (100%) quay trở về vùng biển Việt Nam”, ông Khởi cho biết.

Hiện việc quản lý, sử dụng thiết bị giám sát hành trình tàu cá của các chủ tàu nhìn chung còn bị xem nhẹ, chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt là thuyền trưởng, người trực tiếp quản lý, sử dụng đã cố tình để thiết bị mất kết nối nhiều, khi cơ quan chức năng điện thoại nhắc nhở mới khắc phục. Khi làm việc với cơ quan chức năng, không ít thuyền trưởng chối cãi quanh co, trốn tránh trách nhiệm, tìm mọi cách để đối phó.

Một số chủ tàu, thuyền trưởng, thủy thủ cố tình làm hư hỏng thiết bị, làm mất nguồn cung cấp năng lượng (nguồn pin), tháo thiết bị gửi qua bè cá, phương tiện khác hoặc gửi vào đảo, vào bờ… nhằm trốn tránh việc giám sát của cơ quan chức năng. Nhiều chủ tàu do thiếu quan tâm trong việc thực hiện đóng phí dịch vụ thuê bao nên bị nhà mạng cắt kết nối vệ tinh.

Chi cục Thủy sản Kiên Giang đã tiến hành mời lên xử lý 7 vụ/7 tàu cá, xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hàng trăm triệu đồng, với hành vi vi phạm chủ yếu là không thực hiện quy định trong trường hợp thiết bị giám sát hành trình hư hỏng.

Sai phạm của các nhà cung cấp thiết bị giám sát hành trình với các lỗi phổ biến là chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ, chưa cập nhật đầy đủ thông tin khai báo. Ảnh: Trung Chánh.

Sai phạm của các nhà cung cấp thiết bị giám sát hành trình với các lỗi phổ biến là chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ, chưa cập nhật đầy đủ thông tin khai báo. Ảnh: Trung Chánh.

Tất cả nhà cung cấp thiết bị đều mắc lỗi

Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, kết quả thanh tra hầu hết các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình là Viettel Kiên Giang, VNPT Kiên Giang, Bình Anh, L Trần, Zunibal Việt Nam, Vishepel đều có sai phạm.

Sai phạm của các nhà cung cấp thiết bị giám sát hành trình với các lỗi phổ biến là chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ, chưa cập nhật đầy đủ thông tin khai báo của chủ tàu vào cơ sở dữ liệu sau khi lắp đặt thiết bị lên tàu cá, không có bảng hướng dẫn sử dụng, chưa thực hiện tốt dịch vụ sửa chữa, bảo hành.

Sử dụng mẫu kẹp chì (niêm phong) không giống mẫu đã thông báo với Tổng cục Thủy sản và không gửi hình ảnh, mã số kẹp chì thông báo cho cơ quan quản lý sau khi lắp đặt. Cá biệt có trường hợp (tàu KG-90580-TS), thiết bị giám sát hành trình là của Viettel Kiên Giang nhưng dây kẹp chì niêm phong lại của VNPT Kiên Giang.

Ngành chức năng tuyên truyền ngư dân chung tay chống khai thác đánh bắt bất hợp pháp. Ảnh: Trung Chánh.

Ngành chức năng tuyên truyền ngư dân chung tay chống khai thác đánh bắt bất hợp pháp. Ảnh: Trung Chánh.

Có 15 trường hợp tàu cá hiển thị 2 nhà cung cấp (lắp 2 thiết bị) trên hệ thống giám sát. Nhà cung cấp thiết bị, dịch vụ chưa thực hiện tốt công tác bảo hành, sửa chữa, gây khó khăn có công tác quản lý. Cụ thể khi kiểm tra có 49 trường hợp thiết bị được Viettel Kiên Giang đang gỡ đi sửa chữa, có trường hợp hơn 12 tháng nhưng công ty chưa sửa xong.

Trong tổng số 959 thiết bị giám sát hành trình tàu cá bị mất kết nối khi cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang kiểm tra, chiếm nhiều nhất là của nhà mạng Zunibal 410 thiết bị, Viettel Kiên Giang 343 thiết bị, Bình Anh 105 thiết bị, Vishepel 46 thiết bị, L Trần 24 thiết bị và Khánh Hội 10 thiết bị. Trong đó, có tới 702 thiết bị mất kết nối là do ngừng đóng phí, 193 thiết bị không rõ nguyên nhân, 29 thiết bị nhà mạng đang bảo trì, 17 thiết bị hết pin, 16 thiết bị trên tàu cá đang nằm bờ và 2 đã bán sang tỉnh khác.

Xử phạt 6 nhà cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá

Sau khi có kết luận thanh tra, UBND tỉnh Kiên Giang đã căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 24 Thông tư số 06/2021/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ tiến hành xử phạt vi hành chính đối với 6 đơn vị cung cấp thiết bị, gồm: Viettel Kiên Giang, VNPT Kiên Giang, Bình Anh, L Trần, Zunibal Việt Nam, Vishepel. Hành vi vi phạm là không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá cho cơ quan quản lý để thực hiện kiểm tra theo quy định, theo điểm d khoản 2 Điều 35 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Xem thêm
Nuôi nhuyễn thể có thể là mũi nhọn lớn thứ 3 sau tôm, cá tra

Người tiêu dùng trong nước và trên thế giới ngày càng nhận thấy nhuyễn thể hai mảnh vỏ là thực phẩm giàu protein, ít béo…, đặc biệt việc nuôi trồng bền vững với môi trường.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.

Bình luận mới nhất