| Hotline: 0983.970.780

"Kỳ nữ" xăm mình đất Sài Thành

Chủ Nhật 21/10/2007 , 11:09 (GMT+7)

Các tay chơi ở Sài Gòn gọi nàng là “kỳ nữ”. Một tay nào đó trong bọn họ lại thêm vào một cái đuôi “Gò Ôn Khâu”, chắc là để nhớ tới cuốn tiểu thuyết năm xưa của Hoài Điệp Thứ Lang, một trong những bút hiệu của cố thi sĩ Đinh Hùng.

Cô gái tiếp thị và hai hình xăm ngự nơi “hiểm địa”

Nhưng trước khi nói về “kỳ nữ” này, hãy đến với những hình xăm “đặc hiệu” của một cô nàng tiếp thị. Luận về hình xăm độc, những tay anh chị có số má thì không nói làm gì, họ có thể xăm bất cứ chỗ nào mình muốn trên cơ thể, nhưng việc các cô gái bình thường mà dám xăm vào những “chỗ không tiện nói” và chủ nhân không hề úp mở về vị trí xăm, thì quả là không có mấy người.

Tâm mới 19 tuổi, làm nghề tiếp thị bia ở Q. Bình Thạnh, nhưng cô đã dám sở hữu hai hình xăm độc: Một con thằn lằn từ rốn bò xuống thấp và một con rắn ngóc đầu từ dưới lên gần eo lưng.

Tâm bảo, hai hình xăm này lẽ ra phải mất tiền triệu, nhưng vì tay thợ xăm thấy Tâm “không một tiếng rên” khi những mũi kim đâm vào da thịt, nên đã “cho không biếu không” hình con rắn. Tuy nhiên, vì con thằn lằn ngự

trị trên 10 xen ti mét vuông (cm2) da, nên Tâm phải trả 800.000đ (80.000đ/ 1 xen ti mét vuông).

Nhờ hai hình xăm này mà Tâm kiếm được bộn tiền từ những “người tình hợp đồng” ngắn hạn. Nghề tiếp thị bia thường phải lả lơi chiều khách, nên thỉnh thoảng Tâm cũng chấp nhận cặp với một anh “tóc ánh bạc, túi ánh kim” nào đó. Những anh tay chơi này, sau khi đã nhìn được toàn bộ hai con vật ngự ở những nơi “hiểm địa” ấy đã vỗ ngực khoe với các anh bạn tay chơi khác.

Tiếng “dữ” đồn xa, nhiều anh chàng tìm đến tán tỉnh, ve vãn cặp với Tâm để vừa có người tình hờ, vừa có cơ hội “mãn nhãn” trước “món hàng độc”.

Nhưng câu chuyện xăm mình của Tâm chỉ “nhỏ như con thỏ” khi so với câu chuyện về “kỳ nữ” xăm mình “hàng khủng” ở Gò Ôn Khâu.

“Cô đầm lai” và những ngón võ Judo

Một số những bạn thân của nàng gọi nàng là Marilyn. Bởi dáng đi của nàng cũng uốn éo như Marilyn Monroe, nhất là khi muốn phô trương cái bàn toạ luôn căng tròn của nàng! Nhưng còn một lý do khác nữa để người ta dùng tên cô đào chiếu bóng đặt cho nàng, là vì trông nàng như môt cô đầm lai.

Với cái đám thanh niên cùng trang lứa, mỗi khi thấy họ tán tỉnh, Marilyn thường át giọng: “Đi chỗ khác chơi! Chị chấp cả ba cậu một lúc cũng không “đấu” lại chị đâu” - Một cậu trông có vẻ “ngầu” nhất bọn tiến lên thách thức: “Thử đi coi!”. Vừa dứt lời, cậu ta đã bị nàng dùng một thế judo quật một phát nằm sóng sượt. Và nàng cười khẩy: “Đây mới chỉ là đấu võ mà đã thế, thì...”.

Từ đó danh tiếng Marilyn lại càng nổi như cồn. Giới giang hồ truyền tụng rằng nàng biết cả võ Nhật lẫn võ Tàu, kẻ nào đụng phải nàng thì chỉ có oan gia.

Có một đại gia ở Sài Gòn, tên B vì tò mò muốn coi cái hình xăm đầu hổ trên bàn toạ của nàng, hắn cử người tới điều đình với nàng để xin được chiêm ngưỡng cái “công trình nghệ thuật” ấy, và chấp nhận cái giá phải trả.

Marilyn ra điều kiện với anh chàng được coi như sứ giả của B: “Ít nhất, tôi cũng cần phải biết mặt mũi của hắn ta ra làm sao, để xem có xứng đáng được coi cái phía sau của tôi không?”. Anh chàng kia bèn mô tả ông chủ của mình: “Năm nay ông ấy ngoài năm mươi, người cao ráo sạch sẽ trông được lắm” - “Nghe nói mấy tên trọc phú, mặt lão nào cũng phèn phẹt và bụng thì to như bụng đàn bà chửa gần đến tháng đẻ, những cái ngữ ấy tôi không tiếp đâu đấy nhé, dù có cả xấp đô la tôi cũng không màng”.

200 USD cho 5 phút... ngó

Sau hồi trao đổi qua lại, anh chàng kia chốt: “OK! Xin cô cho biết giá cả?”. “200 đô la! Và chỉ được phép ngắm trong 5 phút mà thôi!” – Marilyn tỉnh queo.

Chèng đét ơi! 200 đô vị chi là hơn 3 triệu! Vậy mà chỉ được coi cái hình xăm đầu hổ trong 5 phút! Marilyn dặn thêm: “Cũng cần báo trước: Chỉ nhìn ngắm thôi, nếu sờ mó lung tung thì coi chừng sẽ ăn đòn”.

Câu chuyện giữa đại gia B và “Kỳ nữ Gò Ôn Khâu” diễn tiến ra sao, chẳng có ai rõ, chỉ biết rằng sau đó B đã kể lại với T, cũng là một trong những đại gia ăn chơi của Sài Gòn, rằng tán sầu bọt mép cũng chẳng sơ múi gì được cô nàng Marilyn! Nàng bảo: “Với tôi, tình chỉ cho không biếu không, nhưng với điều kịện phải cùng một tần số. Nếu không thì đừng hòng!”. Thế là mất toi 200 đô mà chẳng nước non gì!

“Nhưng tôi được bù lại bằng một cô ả khác. Tôi phải chi thêm một vé (100 đô la) nữa mới được Marilyn giới thiệu địa chỉ của cô ả kia”. “Đẹp không?”. “Đương nhiên. Không những thế lại là U20”. “Cô ả cũng xăm hình đầu hổ?”. “Không. Xăm hình một đoá hoa bách hợp trên vai trái với một câu tiếng Anh ở bên dưới Nothing to lose” (nghĩa là chẳng còn gì để mất). Con bé này cũng được ăn học đàng hoàng, nhưng rồi đua đòi chúng bạn, nay mốt này mai mốt nọ, thế là dấn thân vào con đường “bụi”. 

Phần lớn những tay anh chị hay những tên bảo kê khi xộ khám thường rất “thích” xăm hình. Một giám thị trại giam Z30D (Bình Thuận) cho biết: “Có đến hơn 40% số phạm nhân trong trại xăm hình và hầu hết các phạm nhân là nam giới. Cá biệt có những người xăm tới 30 hình trên thân thể”.

Đối tượng thứ hai thích xăm mình là cave, vũ nữ. Đối tượng thứ ba là những cô, cậu mới lớn muốn thể hiện mình với thiên hạ. Trong một phút bốc đồng, họ muốn ghi lại “dấu ấn trong đời”.  

Theo GĐ-XH

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm