| Hotline: 0983.970.780

Ký sự miền biên viễn

Thứ Hai 11/02/2013 , 14:31 (GMT+7)

Cuối năm, tôi lại “đánh đường”, làm một chuyến về vùng biên giới. Đích đến của tôi lần này là xã Ia Chía (xã giáp biên với nước bạn - Vương quốc Campuchia), thuộc huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.

Cuối năm, tôi lại “đánh đường”, làm một chuyến về vùng biên giới. Đích đến của tôi lần này là xã Ia Chía (xã giáp biên với nước bạn - Vương quốc Campuchia), thuộc huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.

Cùng đi với tôi lần này là anh bạn đồng nghiệp mãi tận Hà Nội - tuy lên Tây Nguyên đã nhiều, nhưng đây mới là lần đầu anh đi biên giới ở Tây Nguyên. Chính vì vậy mà suốt dọc hành trình, anh không khỏi ngỡ ngàng, ngạc nhiên trước những gì luôn hiện ra trước mắt.

Không khó đi như ở vùng núi, vùng biên giới Tây Bắc mà đi về những vùng biên giới ở Tây Nguyên, giao thông thuận tiện đến… lạ thường! Đi qua thị trấn Ia Kha, xe chúng tôi lướt trên con đường nhựa rộng rãi, phẳng lỳ, thẳng tiến về miền biên viễn. Con đường này dẫn đến QL 14C, đến Sa Thầy (tỉnh Kon Tum), xuyên qua Vườn quốc gia Chưmomray, ra Ngọc Hồi, nối liền với đường Hồ Chí Minh huyền thoại.


Làm đường nối giữa các làng

Còn hiện tại, chúng tôi đang đi trên đoạn đường thuộc địa phận tỉnh Gia Lai. Tôi thầm tiếc: Nếu đi sớm hơn chừng một tháng, chắc chắn anh bạn Hà Nội sẽ vô cùng ngỡ ngàng trước cảnh đẹp đến quyến rũ ở nơi đây, bởi đó là cao điểm của nắng, của gió cao nguyên, và cũng là cao điểm của dã quỳ. Đó là bắt đầu vào mùa khô Tây Nguyên: Nắng rải thảm ấm áp, gió vô tư phóng khoáng sải cánh trên bạt ngàn dã quỳ - dã quỳ vàng rực có thể mọc ở bất cứ chỗ nào còn thừa đất để chúng mọc… Tuy nhiên chúng tôi cũng không phải thất vọng nhiều. Qua khỏi thị trấn, thị tứ, những khu dân cư sầm uất, xe chúng tôi liên tiếp uốn lượn men theo trùng điệp những quả đồi: Khi thì mất hút vào bạt ngàn những lô cao su rợp mát, lúc lại hiện ra ở những vườn cà phê đang cuối mùa thu hoạch. Càng đi sâu vào vùng biên giới, anh bạn của tôi càng ngạc nhiên bởi sự sầm uất, cuộc sống đủ đầy của bà con dân tộc thiểu số nơi đây.

Chúng tôi đến xã Ia Chía lúc tám giờ sáng. Hôm nay, lãnh đạo xã về huyện học Nghị quyết Trung ương 6, vậy nên tiếp chúng tôi là cô cán bộ nông nghiệp xã - kỹ sư Phạm Thị Kim Oanh. Chỉ là cán bộ phụ trách mảng nông nghiệp của xã, lại không phải là người dân địa phương, nhưng Oanh có một hiểu biết tường tận về xã đến mức đáng để khâm phục, cô nói mà gần như không cần liếc qua báo cáo. Ia Chía là một xã biên giới thuộc huyện Ia Grai, giáp biên với nước bạn Campuchia. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1.732 ha, gồm 10 làng với 1.673 hộ dân tộc J’rai sinh sống.

Ia Chía là xã biên giới, lại là xã đặc biệt khó khăn (xã vùng 3) nên được Nhà nước đầu tư từ nhiều nguồn. Cũng chính nhờ vậy mà bộ mặt Ia Chía những năm gần đây thay đổi đến kỳ diệu: Đường nhữa rộng rãi đi đến tận UBND xã, từ đây, các nhánh đường liên thôn (làng này đi làng khác) cũng đang được rải nhựa với mặt đường 3,5 m. Các công trình phúc lợi dân sinh không thiếu thứ gì như trường học cấp tiểu học và THCS, trạm phát sóng điện thoại di động, trạm y tế xã, điện thắp sáng đến từng hộ dân, nhà nào cũng được xây kiên cố, có những căn nhà mái Thái như biệt thự ở phố…

Chúng tôi đến thăm làng Lang - một trong 10 làng người J’rai của xã. Trưởng thôn làng Lang là Rơ-Ma-Vân, năm nay mới ba mươi tuổi. Anh cho biết: Làng có 275 hộ với 1.111 nhân khẩu (trong đó có 85 hộ người Kinh, là công nhân Đội 10 thuộc Cty 74 - Binh đoàn 15 đứng chân trên địa bàn). Thu nhập chính của người dân làng Lang dựa vào các loại cây trồng đặc thù là cao su, cà phê, điều (đào lộn hột), sắn. Lúa thì ít bởi đất để dành trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao hơn, vậy nên còn nhiều hộ phải mua gạo ở ngoài để ăn. Tuy nhiên cả làng của xã vùng 3 này - theo trưởng thôn Rơ-Ma-Vân, cũng chỉ có 5 hộ đói giáp hạt, nhưng những lúc ấy, các hộ này cũng kịp thời được cứu trợ theo tinh thần “lá lành đùm lá rách” của bà con trong làng, của bộ đội Công ty 74… “Còn hộ có thu nhập cao trong làng thì nhiều lắm!”, Rơ-Ma-Vân không giấu nổi tự hào khi khoe với tôi điều này. Anh liền liệt kê một loạt các hộ giàu trong làng như hộ Siu Xoan có trên 5 ha cà phê và điều, nhà còn có ao cá, có bò, ngựa… Hàng năm, lãi ròng từ sản xuất kinh tế hộ của gia đình Siu Xoan lên đến hàng trăm triệu đồng.


Trưởng thôn Rơ-Ma-Vân (bên trái)

Rơ-Ma-H’lưng cũng là một trong nhiều hộ giàu của làng Lang. Nhà H’lưng có trên 10 ha cà phê, cao su và điều, chưa kể chăn nuôi khác, thu nhập của gia đình ông, trừ chi phí, hàng năm có vài trăm triệu đồng bỏ vào két sắt gia đình. “Nó vừa mới mua ô tô con để đi thăm vườn cao su nữa đấy, vườn cao su của nó rộng lắm”, Rơ-Ma-Vân khoe về H’lưng với tôi như vậy… Anh cho biết thêm: Cây điều cũng là một trong những loại cây trồng góp phần nâng cao đời sống kinh tế của người dân trong làng. Với những gia đình nhiều vốn, có kinh nghiệm thì đầu tư vào cà phê, cao su. Còn với những nhà có đất nhưng không có tiền đầu tư thì trồng điều. “Điều là cây của người nghèo mà", Vân nói. Tuy là “cây của người nghèo”, nhưng đã góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp nhiều gia đình vươn lên làm giàu. Cũng theo Vân thì: “Nếu năm tới, giá hạt điều ổn định thì đời sống của người dân trong làng sẽ được nâng lên nhiều lắm, lúc ấy tỉ lệ hộ nghèo cũng sẽ giảm đi đáng kể”.

Theo Vân, chúng tôi đi dạo quanh làng Lang. Quả thật, nếu không đến tận nơi thì không thể hình dung được sự trù mật, đủ đầy của một xã vùng 3 nơi miền biên giới này. Những con đường nối từ làng này sang làng khác đều được thảm nhựa rộng 3,5 m, hai bên là những căn nhà xây khang trang, kiên cố, trong nhà với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt đắt tiền; trẻ em đến tuổi đều được đến trường; ai ốm đau đều đã có trạm xá khám chữa bệnh, cấp phát thuốc kịp thời.

Ghé thăm nhà Rơ-Châm-Tin, một trong những người già trong làng. Ông năm nay (theo ông) chắc khoảng gần tám mươi tuổi. Con cháu đi làm cả, mỗi mình ông ở nhà. Rơ-Châm-Tin không biết nói tiếng phổ thông nên Rơ-Ma-Vân làm phiên dịch, ông nói, đại ý: Đã sống đến chừng này tuổi rồi, đã trải qua nhiều chế độ rồi, nhưng chỉ bây giờ mới thấy cuộc sống thật là tốt đẹp!


Xây dựng mới trụ sở UBND xã Ia Chía

Chia tay Ia Chía, chia tay biên giới thân yêu, loáng cái, chúng tôi đã trở về với phố núi Pleiku. Đêm, ngồi lai rai quán cóc vỉa hè, anh bạn Hà Nội của tôi thắc mắc: “Có xa đâu, sao ông lại gọi là biên viễn?”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm