| Hotline: 0983.970.780

Kỹ thuật bón phân cho lúa gieo sạ

Thứ Năm 16/02/2017 , 07:10 (GMT+7)

Gieo sạ có một số ưu việt như ứng phó linh hoạt với điều kiện thời tiết bất thuận, giảm chi phí thóc giống, giảm khâu làm mạ, giảm công cấy tiết kiệm nước tưới.

09-29-06_dsc_0085
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ đa, trung, vi lượng cho lúa xuân
 

Những năm gần đây, gieo sạ lúa được áp dụng rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ trong vụ ĐX. Gieo sạ có một số ưu việt như ứng phó linh hoạt với điều kiện thời tiết bất thuận, đặc biệt những năm vụ xuân ấm, khắc phục hiện tượng mạ già, chủ động điều chỉnh thời gian lúa trỗ bông an toàn vào sau tiết lập hạ trở đi, giảm chi phí thóc giống, giảm khâu làm mạ, giảm công cấy tiết kiệm nước tưới.
 

VAI TRÒ CỦA TRUNG VI LƯỢNG VỚI LÚA XUÂN

Khảo sát nhiều vùng gieo sạ ở các tỉnh cho thấy nguyên nhân chính là việc sử dụng phân bón còn chưa hợp lý: Bà con nông dân còn dùng nhiều phân đơn, lạm dụng phân đạm cách bón phân nổi bón thúc nhiều đợt, một số nơi có sử dụng phân tổng hợp NPK nhưng hầu hết là những loại thông thường chỉ có 3 thành phần dinh dưỡng chính là đạm, lân, kali nhiều loại còn mất cân đối giữa kali và đạm thiếu hầu hết các thành phần dinh dưỡng trung lượng, vi lượng thiết yếu mà cây lúa cần như canxi, magie, silic và các chất vi lượng kẽm, Bo, sắt, mangan…

Theo nghiên cứu khoa học, cây lúa ngoài 3 chất thiết yếu N, P, K còn rất cần các chất trung lượng là canxi, magie, silic cùng các chất vi lượng. Khi trong đất thiếu, nghèo kiệt mà phân bón lại không cung cấp đầy đủ thì cây lúa trở lên yếu dễ sinh bệnh tật. Cũng theo các nghiên cứu gần đây thì đất trồng lúa ở nước ta đặc biệt đồng bằng Bắc bộ trong đất rất thiếu canxi biểu thị là đất chua nặng pH <4,5 đồng thời thiếu magie, silic trầm trọng cùng các chất vi lượng do giảm sút phân hữu cơ, nhiều nơi phụ thuộc hoàn toàn vào phân vô cơ, hiện tượng đốt rơm rạ xảy ra triền miên trong nhiều năm đã cắt nguồn bổ sung các chất trung vi lượng cho đất.

Mặt khác, hầu hết các loại phân bón vô cơ trên thị trường hiện nay đều thiếu vắng các chất trung lượng, vi lượng góp phần làm cho đất mất cân bằng dinh dưỡng một cách trầm trọng.

Lúa gieo sạ là bỏ qua giai đoạn làm mạ hạt mầm gieo trực tiếp ngoài ruộng và phát triển thành cây nên gốc thường nông và nổi. Trước khi gieo sạ nếu không được bón phân lót mà chỉ tập trung vào bón thúc thì toàn bộ hệ thống rễ tơ của cây lúa ăn nông trên mặt ruộng điều này rất bất lợi cho việc chống đổ ngã khi gặp thời tiết bất thuận.

Hơn nữa, việc sử dụng phân bón thiếu cân đối đặc biệt thiếu chất silic đã làm cho cây lúa yếu mềm khả năng chống đổ kém, thiếu chất magie làm cho hiệu suất quang hợp của bộ lá lúa giảm, thiếu chất caxi (vôi) đất không được khử chua làm cho cây lúa chậm phát triển, thiếu các chất vi lượng làm giảm sút chất lượng lúa gạo như vậy sử dụng phân bón không cân đối cách bón phân chưa khoa học đã đẩy cây lúa gieo sạ đến giảm sức đề kháng sâu bệnh ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng.
 

SỬ DỤNG PHÂN ĐA YẾU TỐ NPK VĂN ĐIỂN

Tuy nhiên, thực tiễn sản xuất của hàng chục vạn hộ nông dân gieo sạ lúa vụ đông xuân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ tiếp cận phân bón Văn Điển trong nhiều năm gần đây đã có kết quả vượt trội. Chúng tôi xin hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón Văn Điển cho cây lúa gieo sạ vùng đồng bằng bắc bộ.

Thời kỳ bón

Loại phân liều lượng bón

Cách bón

Bón lót trước sạ giống

- Phân hữu cơ

- 15-20kg ĐYT NPK 5.10.3

Hoặc dùng ĐYT NPK 6.11.2

Rải phân trên mặt luống sau đó chang gạt cào vùi phân trước khi sạ giống

    Thúc 1

lá mũi chông có 1,5-2 lá

2-3kg ĐYT NPK 16.5.17

Hoặc dùng 4-5 Kg ĐYT NPK12.5.10

 

Khi lúa có mũi chông rải phân kết hợp đưa nước láng ruộng chú ý rải phân khi trời tạnh ráo

     Thúc 2

khi dặm tỉa có 3,5-4 lá

8-10kg ĐYT NPK 16.5.17

Hoặc dùng 12-13kg ĐYT NPK 12.5.10

Khi dặm tỉa định cây thì tiến hành bón hết 100% lượng phân thúc, chú ý bón khi trời tạnh ráo, giữ nước nông mặt ruộng.

(Đơn vị tính: Kg/sào 360m2)

Phân bón lót NPK 5.10.3 và NPK 6.11.2 Văn Điển vượt trội hơn tất cả các loại phân NPK thông thường có tổng các chất dinh dưỡng trung lượng chiếm đến 40% đặc biệt lượng vôi 16%, silic 14%, magie 10% cùng các chất vi lượng tổng cộng các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây lúa lên đến 58%.

09-29-06_dsc_0090
 

Phân bón lót Văn Điển có tác dụng khử chua khử độc cho đất cung cấp dinh dưỡng, định hướng bộ rễ cho lúa ăn sâu vào giai đoạn làm đòng đầy đủ các chất mà cây lúa cần cứng cây dầy lá nâng cao hiệu suất quang hợp và chống sâu bệnh.

Phân bón thúc NPK 16.5.17 và NPK 12.5.10 Văn Điển bên cạnh cân đối 3 chất dinh dưỡng N, P, K theo tỷ lệ (1:0,4:0,8) còn có đến 22% các chất dinh dưỡng trung vi lượng mà các loại phân bón khác thường không có với mức bón từ 10 - 13kg NPK 16.5.17 hoặc 16 - 18kg NPK 12.5.10 là cây lúa thỏa mãn về yêu cầu dinh dưỡng cho đẻ nhánh tăng chiều cao cây, tăng diện tích lá, tăng tích lũy dinh dưỡng để chuyển sang giai đoạn làm đòng.

+ Tuy nhiên gieo sạ cũng còn bộc lộ một số hạn chế như cây lúa yếu thường đổ ngã, bẹ thân lá mỏng sức đề kháng sâu bệnh kém dễ nhiễm các loại sâu bệnh gây hại hệ quả là sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường giảm năng suất và để lại tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong thóc gạo.

+ Lúa gieo sạ được bón phân Văn Điển cây lúa sinh trưởng khỏe thân lá đứng, màu lá sáng bóng các nhánh đồng đều, trỗ bông tập trung hạt mẩy khi lúa chín lá đòng ngả sang màu vàng rơm năng suất vượt trội, điều đặc biệt là lúa không đổ ngã ít sâu bệnh gây hại năng suất cao chất lượng gạo được cải thiện rõ rệt.

 

Xem thêm
Màu đỏ may mắn của giống gà Mía số 1

Trong lịch sử mảng gà lông màu tại Việt Nam, chưa khi nào gam màu xám dài đến vậy, người chăn nuôi hy vọng, thất vọng rồi hy vọng và lại thất vọng...

Chú trọng tiêm vacxin, chống buôn lậu trước mùa nguy cơ dịch bênh

Chỉ đạo hoạt động của ngành thú y, chăn nuôi thời gian tới, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh công tác kiểm soát dịch bệnh bằng vacxin và phòng chống buôn lậu.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.