| Hotline: 0983.970.780

Lạ lùng những đứa trẻ… không thích lớn

Chủ Nhật 08/07/2018 , 09:35 (GMT+7)

“Con không muốn lớn, không muốn tăng cân đâu. Tăng cân nào thì bố mẹ con lại phải thêm tiền mua thuốc”, đó là lời tâm sự của bệnh nhân Nguyễn Duy Hải (17 tuổi, Hà Nội) trong “Ngày hội dành cho trẻ suy giảm miễn dịch bẩm sinh tiên phát” do Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tổ chức.

09-52-04_tre_1
Hãy đưa trẻ đến khám tại cơ sở chuyên khoa


Ăn cơm viện nhiều hơn cơm nhà

Căn bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh khiến Hải trở thành bệnh nhân thân quen tại Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp đã gần 10 năm nay. Cậu bé hiểu rằng nếu tăng cân thì liều thuốc điều trị sẽ phải tăng và gánh nặng trên vai mẹ sẽ càng thêm lớn.

Theo lời Hải, cha mẹ kể rằng ngay từ khi mới 2 tuổi, em đã ra vào viện liên tục như cơm bữa vì ho sốt, viêm phổi nhiều đợt, tiêu chảy nặng kéo dài, suy dinh dưỡng… nên mặc dù đã 17 tuổi nhưng trông Hải chẳng nhỉnh hơn học sinh tiểu học là bao. Đến năm lên 8 tuổi, Hải mới được chẩn đoán là bị mắc căn bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh.

Cùng mắc chung căn bệnh giống Hải, bệnh nhi Lưu Thu Trang (6 tuổi, Thái Nguyên) lại mới được phát hiện. Bố bé Trang cho hay, khi Trang mới 3 tháng tuổi cháu đã liên tục bị viêm tai giữa, viêm tai xương chũm.

“Dù đã trải qua đợt phẫu thuật tai khi được 5 tháng tuổi nhưng tình trạng viêm của con vẫn không khỏi. Mùa hè năm ngoái mắt trái của bé bỗng dưng lên chắp. Khi đưa con đến bệnh viện Mắt Trung ương thăm khám, các bác sĩ ở đây cho biết mắt cháu bị nhiễm nấm, kèm theo loét giác mạc. Tích cực điều trị nhưng tình hình càng ngày càng xấu đi, vết loét trong mắt con lúc đầu chỉ nhỏ bằng đầu tăm, sau càng lúc càng lan rộng, con ngươi lồi ra như mắt trâu. Các bác sĩ đành phải phẫu thuật thay mắt giả cho cháu”, bố bé Trang ngậm ngùi trải lòng.

Cũng từ đó, bé Trang liên miên phải đi bệnh viện hết bệnh viện gần nhà, khi lên bệnh viện tỉnh, lúc về Hà Nội. Cuộc sống của Trang và bố mẹ gắn chặt với bệnh viện, ăn cơm viện nhiều hơn cơm nhà.
 

Vẫn còn cơ hội

PGS. TS Lê Thị Minh Hương - PGĐ Bệnh viện Nhi Trung ương - Trưởng khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp cho biết, suy giảm miễn dịch bẩm sinh là nhóm bệnh khiếm khuyết về di truyền khiến cơ thể bệnh nhi không có khả năng sản xuất đủ về số lượng cũng như chất lượng tế bào miễn dịch, dẫn đến thiếu hụt kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, trẻ thường bị mắc các bệnh nhiễm trùng nặng, dai dẳng, tái phát nhiều đợt và dẫn đến biến chứng nặng nề hoặc tử vong.

BS Lê Thị Minh Hương cho biết, để điều trị một số bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh hiện nay chỉ có 2 phương pháp hiệu quả nhất là ghép tủy và truyền chế phẩm miễn dịch. Tại nhiều quốc gia trên thế giới như Hà Lan, Pháp… trẻ được phát hiện bệnh trước 6 tháng tuổi và tiến hành ghép tủy thì cơ hội khỏi bệnh có thể đạt tới 95%. Trẻ bị bệnh ở thể nhẹ, nếu được truyền chế phẩm miễn dịch đều đặn, vẫn có thể học tập, vui chơi và có cuộc sống bình thường như các bạn.

Tuy nhiên tại chi phí điều trị cho căn bệnh này tại Việt Nam vẫn là gánh nặng lớn đối với nhiều gia đình có con em mắc bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Bởi giá thành của chế phẩm miễn dịch điều trị bệnh này rất đắt đỏ (nếu trẻ nặng 20kg chi phí điều trị khoảng 20 triệu/tháng). Mặc dù BHYT đã chi trả toàn bộ cho trẻ dưới 6 tuổi nhưng với trẻ trên 6 tuổi, các gia đình phải đồng chi trả 20% .

“Đây quả là một gánh nặng kinh tế rất lớn đối với gia đình các bệnh nhân mắc bệnh này. Bây giờ cháu 6 tuổi, chi phí thuốc men và điều trị vẫn được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng sắp tới đây gia đình tôi hiện không biết xoay xở thế nào khi cả 2 vợ chồng đều làm ruộng, thu nhập không ổn định mà trung bình mỗi tháng tiền thuốc cho con tính ra cũng tiêu tốn đến gần 10 triệu đồng”, bố bé Trang chia sẻ.

Chính vì thế, là bác sĩ điều trị trực tiếp cho các bệnh nhi, ngày ngày tiếp xúc với những hoàn cảnh khó khăn, TS. BS. Lê Quỳnh Chi - Phó trưởng khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp cho biết: Mong muốn của người bệnh cũng là ước mong của các bác sĩ chuyên khoa Miễn dịch là các quỹ Bảo hiểm y tế cùng với các tổ chức xã hội nghiên cứu các chính sách hỗ trợ về y tế cho đối tượng bệnh nhân suy giảm miễn dịch bẩm sinh trên 16 tuổi, giảm bớt gánh nặng điều trị cho gia đình bệnh nhân.

Dấu hiệu của bệnh lý suy giảm miễn dịch

1. Mắc từ 4 đợt viêm tai trở lên trong vòng 1 năm

2. Mắc từ 2 đợt viêm xoang nặng trở lên trong vòng 1 năm

3. Mắc từ 2 đợt viêm phổi trở lên trong vòng 1 năm

4. Sử dụng kháng sinh trong vòng 2 tháng trở lên nhưng không hiệu quả

5. Trẻ chậm lớn, chậm tăng cân nhiều hơn bình thường

6. Áp xe da hoặc nội tạng tái diễn

7. Nấm miệng hoặc nấm da dai dẳng

8. Phải truyền kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm trùng

9. Mắc từ 2 đợt nhiễm khuẩn sâu hoặc nhiễm khuẩn huyết trở lên

10. Gia đình có tiền sử suy giảm miễn dịch

 

(Kiến thức gia đình số 27)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm