| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 08/07/2020 , 07:15 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 07:15 - 08/07/2020

Lại chuyện tượng đài

Dư luận đang có rất nhiều ý kiến khi Vĩnh Thạnh, một trong 3 huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Định xây dựng tượng đài “khởi nghĩa Vĩnh Thạnh”.

Theo thiết kế, thì tượng đài được xây dựng trên khuôn viên rộng 3.000m2, trong đó phần tượng đài cao 20m, gồm thân tượng 15,5m và đế tượng cao 4,5m. Chất liệu làm tượng là đá nguyên khối. Kinh phí xây dựng dự kiến 48 tỷ đồng.

Phần chính của tượng là hình ảnh điêu khắc mô tả tình quân dân của hai làng Tơlok, Tơlek, người Ba Na, đã tự vũ trang vùng lên chống lại chế độ Mỹ - Diệm, làm nên cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh cách đây 60 năm. Theo dự kiến thì công trình sẽ hoàn thành vào tháng 7/2020 để chào mừng đại hội đảng bộ huyện. Nhưng hiện tại mới hoàn thành được khoảng 50%.

Tuy nhiên tượng đài này đã gặp rất nhiều ý kiến phản đối của đồng bào dân tộc Ba Na và những ý kiến khác của dư luận. Thứ nhất là tuy tượng đài mô tả cuộc khởi nghĩa của đồng bào Ba Na nhưng rất nhiều chi tiết trên tượng đài lại không phải của người Ba Na. Nổi bật nhất là ý kiến của nghệ nhân Yang Danh (người Ba Na), chi hội trưởng chi hội các dân tộc thiểu số thuộc hội VH-NT tỉnh Bình Định. Ông cho biết: người Ba Na cầm giáo mác khi tham gia cuộc khởi nghĩa Vĩnh Thạnh chứ không cầm rìu như trên tượng đài. Rìu là một loại vũ khí thô sơ của người Kinh. Người Ba Na mặc váy hở chứ không phải váy kín như trên tượng đài. Váy trên tượng đài là váy của người dân đồng bằng. Hoa văn trên váy cũng không phải của người Ba Na. Hơn nữa dáng đứng khi bắn nỏ cũng không đúng. Đó là dáng đứng của người bắn súng. Ngoài ra còn rất nhiều ý kiến khác về những bất cập của tượng đài...

Luồng ý kiến thứ hai: Vĩnh Thạnh là một trong 3 huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Định, đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Hạ tầng, nhất là đường, trường, trạm còn vô cùng thiếu thốn. Rất nhiều nơi, trường học vẫn còn là nhà tranh vách lá, đường sá vẫn còn là đường đất, lối mòn, đi lại khó khăn. 48 tỷ đồng là một số tiền cực lớn đối với huyện. Trong điều kiện đó, thì việc xây một tượng đài liệu đã cần thiết chưa? Hay sau lúc cắt băng khánh thành rình rang, thì công trình nhanh chóng trở thành chùa bà Đanh như rất nhiều tượng đài ở một số địa phương khác? Nếu mỗi ngôi trường hoặc một trạm xá xây hết 5 tỷ, thì với số tiền đó, có thể kiên cố hóa được 10 ngôi trường hoặc trạm xá xã, hoặc bê tông hóa được hàng chục km đường. Tất cả những công trình đó sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, góp phần thiết thực trong việc nâng cao đời sống của nhân dân.

Bỏ ra một số tiền lớn xây dựng một tượng đài mô tả cuộc khởi nghĩa của người Ba Na nhưng trên tượng đài lại không phải người Ba Na. Điều đó chứng tỏ từ việc khảo sát, thiết kế đến quá trình thi công đều hết sức hời hợt, thiếu hiểu biết, trong khi huyện còn rất nghèo. Công trình đã phơi bày sự phản cảm trước dư luận.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm