| Hotline: 0983.970.780

Lại thêm dự án thủy điện trên 'dòng sông năng lượng'

Thứ Ba 15/10/2019 , 13:10 (GMT+7)

Ông Phan Trung Tường, Chủ tịch UBND huyện Ia Grai (Gia Lai) vừa ký công văn số 554/BC-UBND báo cáo về chủ trương lập hồ sơ bổ sung quy hoạch dự án thủy điện Ia Grai thượng ở xã Ia Grăng.

17-19-00_nh_moi_truong_sinh_thi_qunh_luu_vuc_song_se_sn_dng_bi_huy_hoi_nng_ne_2
Môi trường sinh thái quanh lưu vực sông Sê San đang bị hủy hoại nặng nề.

Theo đó, dự án thủy điện Ia Grai thượng không nằm trong quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ của tỉnh Gia Lai, có công suất 9MW, gồm 2 tổ máy, do liên doanh Công ty cổ phần Thủy điện Đak Đoa và Công ty cổ phần Sông Đà Miền Trung làm chủ đầu tư thực hiện.

Diện tích chiếm đất của toàn bộ dự án khoảng 10,23ha, trong đó diện tích chiếm đất vĩnh viễn là 8,23ha, diện tích đất thu hồi tạm thời là 2ha. Diện tích chiếm đất của lòng hồ thuỷ điện là 4,91 ha nằm tại khoảnh 8, 9 tiểu khu 317 và khoảnh 3, 4 tiểu khu 319 của xã Ia Grăng, thuộc quy hoạch đất rừng sản xuất; hiện trạng thực tế là đất có rừng trồng cây bời lời, đất nông nghiệp trồng mỳ, điều, đất mặt nước...

Đến nay, Thường trực Huyện ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, UBND huyện Ia Grai đã thống nhất về chủ trương lập hồ sơ bổ sung quy hoạch dự án thủy điện Ia Grai thượng, yêu cầu liên doanh 2 công ty trên hoàn thiện các thủ tục trình cấp thẩm quyền xem xét.

Trước đó, Công ty TNHH một thành viên Phúc Tín cũng làm thủ tục xin chủ trương của huyện Ia Grai để đầu tư xây dựng dự án thủy điện Ia Tchom 1 với công suất 8MW tại suối Ia Tchom, thuộc làng Krung, xã Ia Tô và làng Khớp, xã Ia Grăng khiến người dân hết sức lo lắng. Bởi tổng diện tích bị ảnh hưởng khi xây dựng thủy điện này khoảng 40 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp gồm điều, cà phê, cao su, mỳ... của người dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng là gần 35 ha.

Theo người dân, cứ lâu lâu, xã lại họp dân làng để thông báo về việc xây dựng thủy điện khiến bà con luôn thấp thỏm vì sợ mất đất sản xuất, ảnh hưởng đến đời sống. Theo họ, nếu làm thủy điện thì chắc chắn nước dâng lên ngập hết đất ruộng, lúc đó cho dù có đền bù bằng tiền thì dân cũng không biết mua đất ở đâu để trồng cấy, với lại khu vực này đất màu mỡ, không bao giờ thiếu nước tưới.

17-19-00_nh_nguoi_dn_rt_lo_so_bi_mt_cn_cu_com_khi_du_n_thuy_dien_duoc_trien_khi_1
Người dân rất lo sợ bị mất đất sản xuất khi dự án thủy điện được triển khai.

"Dân mình không thích đền bù bằng tiền, vì có đền bù bằng tiền tỷ thì cũng sẽ tiêu xài hết thôi. Còn đất sản xuất thì mới có thu nhập ổn định và cũng có cái mà để dành cho con cháu sau này nữa chứ”, người dân cho biết. 

Theo tìm hiểu, hạ nguồn của các con suối trên, nước đều nhập vào thượng nguồn sông Sê San. Mà hiện tại, dòng sông huyền thoại này đã có chi chít các công trình thủy điện bậc thang đang hàng ngày vận hành như Ia Ly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4 và Sê San 4A, cùng nhiều thủy điện vừa và nhỏ đã đi vào hoạt động từ lâu.

Đó là chưa kể, đầu năm 2019, UBND huyện Ia Grai cũng thống nhất cho chủ trương để Công ty cổ phần Năng lượng Bắc Nam đầu tư dự án thủy điện Sê San 5, rồi nhiều doanh nghiệp khác vẫn không ngừng xin chủ trương làm thủy điện nhỏ và vừa khiến người dân ở đây hết sức ngao ngán.

Cũng xin nói thêm, riêng thủy điện Sê San 4A (xã Ia O) với công suất 63MW được thiết kế ngay tại hồ điều hòa nước sông Sê San, nằm phía hạ lưu thủy điện Sê San 4. Lúc thủy điện này hoạt động, hồ điều hòa này lập tức mất tác dụng điều chỉnh dòng chảy hạ lưu sông Sê San ở phía nước ta và cả nước bạn Campuchia. Đó là chưa kể nạn cát tặc đang hoành hành khiến dòng sông Sê San bị lở loét, biến dạng, ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy và sinh kế của hàng vạn, thậm chí hàng triệu người dân sống ven bờ sông.

17-19-00_nh_song_se_sn_dng_kho_hn_khi_bi_hng_lot_thuy_dien_chn_dong_neu_thuy_dien_thuong_kon_tum_cung_di_vo_hot_dong_thi_chng_biet_tinh_hinh_se_r_so_3_1
Sông Sê San đang khô hạn khi bị hàng loạt thủy điện chặn dòng.

Việc không ngừng xây thêm thủy điện chắc chắn sẽ tác động tiêu cực cho hệ sinh thái, chất lượng nước và cuộc sống của nhân dân, vậy nên câu hỏi này rất cần nhà chức trách giải đáp thỏa đáng.

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.