| Hotline: 0983.970.780

Lâm Đồng: Hỗ trợ kinh phí phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Chủ Nhật 28/07/2019 , 15:51 (GMT+7)

Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến hết sức phức tạp trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản số 4503/UBND-NN thống nhất chính sách, đối tượng và mức hỗ trợ kinh phí trong phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi từ ngân sách Nhà nước.

Tiêu hủy lợn nhiễm dịch tả lợn Châu Phi ở Lâm Đồng.

Cụ thể: Hỗ trợ người chăn nuôi, hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn châu Phi với mức 25.000 đồng/kg lợn hơi, đối với lợn con, lợn thịt các loại; 30.000 đồng/kg lợn hơi đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác.

Hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi nhỏ và vừa có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn châu Phi với mức 8.000 đồng/kg lợn hơi đối với lợn con, lợn thịt các loại; hỗ trợ 10.000 đồng/kg lợn hơi đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác.

Đối với chủ hộ nuôi giữ lợn giống cụ kỵ, ông bà hỗ trợ với mức 500.000 đồng/con lợn. Mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp tối đa không quá 30% số lỗ do dịch bệnh sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng và tiền bồi thường bảo hiểm (nếu có).

Cũng theo văn bản trên, mức hỗ trợ cho cán bộ thú y và những người tham gia phòng, chống dịch bệnh để thực hiện tiêu hủy gia súc gia cầm, phun hóa chất khử trùng tiêu độc và làm việc tại các trạm, chốt kiểm dịch: ngày làm việc bình thường là 200.000 đồng/người/ngày; ngày nghỉ, ngày lễ, tết là 400.000 đồng/người/ngày.

(Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng)

Xem thêm
Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.