| Hotline: 0983.970.780

Làm gì khi trẻ sốt cao?

Thứ Hai 28/03/2011 , 10:12 (GMT+7)

Trẻ bị sốt có thể không đói và không cần thiết ép trẻ ăn. Tuy nhiên, các loại nước uống như sữa (sữa bò hay sữa mẹ), sữa bột, và nước cần phải uống thường xuyên.

Chị Nguyễn Kim Tài, ngụ ở quận 4 (TPHCM) đã vô cùng hoảng sợ khi thấy hai mắt con trai 6 tuổi của mình trở nên đỏ kè, môi đỏ nứt nẻ, mặt phừng phừng…, sau khi chị cho cháu uống thuốc hạ sốt kèm kháng sinh mạnh.

Chị Tài nói: "Mình nghĩ chắc là bé viêm họng, cảm sau cơn mưa vừa qua nên “dập” ngay bằng kháng sinh liều cao kèm thuốc hạ sốt. Nào ngờ bé lại biến chứng nặng như vậy. Đến khi đưa vào phòng khám nhi mới biết thuốc không đúng bệnh, chút nữa thì con tôi tiêu.

Th.S,BS Lê Long Hải, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Phòng khám Nhi Nancy, TP.HCM chia sẻ: Sốt là đáp ứng của cơ thể đối với những điều kiện khác nhau, trong đó nhiễm khuẩn là nguyên nhân thường gặp nhất. Dù có nhiễm khuẩn thì mỗi loại vi khuẩn chỉ bị tiêu diệt bởi những kháng sinh đặc hiệu. Dùng kháng sinh tùy tiện, không những không hiệu quả mà còn làm cơ thể trẻ nhờn thuốc, rất nguy hại cho sức khỏe trẻ về lâu về dài. Khi trẻ sốt, việc hạ sốt cho trẻ là ưu tiên.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần có kiến thức thế nào là sốt và những loại thuốc hạ sốt nào là phù hợp cho trẻ. Trẻ được cho là sốt khi cặp nhiệt độ ở trực tràng cho kết quả trên 38ºC; chỉ số nhiệt kế chỉ trên 37,5ºC và nếu cặp nhiệt độ nách nhiệt kế phải chỉ trên 37,2ºC. Nhiệt độ tai > 38ºC.

Th.S BS Lê Long Hải nhấn mạnh: Cách tốt nhất để đo thân nhiệt đứa trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đo nhiệt độ ở trực tràng là phương pháp chính xác nhất. Tuy nhiên, cũng có thể đo nhiệt độ ở miệng (đối với trẻ từ 4 – 5 tuổi trở lên) hay đo nhiệt độ ở tai (khi trẻ > 6 tháng). Đo thân nhiệt ở nách là phương pháp được xem là ít chính xác nhất, nhưng là phương pháp thuận tiện, nhất là khi trẻ dưới 3 tháng tuổi. Nếu nhiệt độ ở nách trên 37,2ºC thì nên sử dụng phương pháp đo thân nhiệt ở trực tràng. Nhiệt kế điện tử không đắt lắm, phổ biến, an toàn và chính xác hơn nên cần thay thế cho nhiệt kế thủy ngân.

Theo BS Thúy Hằng, Phòng khám Nhi - Bệnh viện Nhân dân Gia Định, nhiễm khuẩn là nguyên nhân thường gây sốt nhất. Tuy nhiên, vào lúc chuyển mùa như hiện nay các bệnh lý do virus và vi khuẩn như cảm, tiêu chảy, nhiễm khuẩn tai, viêm thanh quản cấp và viêm tiểu phế quản thường là nguyên nhân hàng đầu gây sốt. Lo sợ con dễ bệnh vào lúc chuyển mùa, nhiều phụ huynh quấn trẻ (dưới 3 tháng tuổi) quá nhiều quần áo có thể làm tăng nhẹ thân nhiệt trẻ. Do vậy, với những trẻ nhũ nhi thì chỉ khi nhiệt độ hậu môn cao hơn hoặc bằng 38,5ºC mới thật sự cần được xem xét kỹ hơn để tìm nguyên nhân gây sốt. 

 Cũng cần chú ý, khi cho con đi chích ngừa thì một vài loại vacxin có thể gây sốt. Thời gian sốt thay đổi tùy theo loại vacxin sử dụng. Do vậy nếu vừa chích ngừa cho trẻ thì cần theo dõi nhưng cũng không nên quá lo lắng. BS Thúy Hằng nhấn mạnh, khi đo nhiệt độ tại trực tràng cho trẻ phụ huynh cần chú ý thao tác kẻo gây trầy xước, đau trẻ. Đặt trẻ nhỏ nằm sấp trong lòng người lớn; thoa một lượng nhỏ chất bôi trơn (Vaseline, …) vào phần cuối của nhiệt kế; nhẹ nhàng đặt nhiệt kế vào hậu môn trẻ cho đến khi phần đầu bạc của nhiệt kế nằm trọn bên trong hậu môn; giữ nguyên nhiệt kế. Nhiệt kế thủy ngân cần khoảng 2 phút trong khi nhiệt kế điện tử chỉ cần dưới 1 phút.

Nếu đo nhiệt độ bằng đường miệng không nên đo khi vừa cho trẻ ăn đồ ăn nóng. Rửa nhiệt kế bằng nước lạnh và xà bông, sau đó rửa sạch lại với nước. Đặt đầu nhiệt kế vào dưới lưỡi của trẻ. Bảo trẻ giữ nhiệt kế bằng môi. Giữ cho môi kín xung quanh nhiệt kế. Nhiệt kế thủy ngân cần khoảng 3 phút trong khi nhiệt kế điện tử chỉ cần dưới 1 phút.

Theo BS Thúy Hằng, việc điều trị sốt còn nhiều bàn cãi. Trong đa số trường hợp, sốt có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, điều quan trọng là cha mẹ cần biết khi nào nên đưa trẻ đi khám bệnh và khi nào cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Dưới đây là một số hướng dẫn chung để tham khảo (không hoàn toàn đầy đủ để áp dụng cho mọi tình huống). Cha mẹ cần liên hệ với nhân viên y tế để có những hướng dẫn cụ thể hơn về tình trạng của con mình.

Sốt làm tăng nguy cơ mất nước ở trẻ. Để giảm nguy cơ này, cha mẹ nên khuyên khích trẻ uống đủ nước. Trẻ bị sốt có thể không đói và không cần thiết ép trẻ ăn. Tuy nhiên, các loại nước uống như sữa (sữa bò hay sữa mẹ), sữa bột, và nước cần phải uống thường xuyên. Trẻ lớn hơn có thể ăn bột, súp. Nếu trẻ không chịu uống hoặc không uống được, cha mẹ cần đưa trẻ lại gặp bác sĩ.

Cần đưa trẻ đi khám bệnh khi trẻ dưới 3 tháng tuổi: Sốt bằng hoặc hơn 38ºC, ngay cả khi vẻ ngoài của trẻ vẫn có vẻ tỉnh. Khi trẻ trên 3 tháng tuổi: Sốt bằng hoặc trên 38ºC hơn 3 ngày hoặc vẻ ngoài của trẻ có vẻ bứt rứt, không chịu bú. Trẻ 3 – 36 tháng: Sốt trên 38,9ºC, co giật, trẻ sốt tái đi tái lại...

Khi đã xác định đúng trẻ bị sốt, việc hạ sốt là cần thiết để tránh trường hợp sốt cao gây động kinh. Tuy nhiên, thuốc hạ sốt có hiệu quả hạ sốt ở trẻ em là Acetaminophen hay Ibuprofen. Các thuốc này giúp trẻ dễ chịu hơn và giảm thân nhiệt trẻ khoảng từ 1 – 1,5º C. Lưu ý Aspirin không được chỉ định hạ sốt cho trẻ do có thể gây các bệnh lý nghiêm trọng như hội chứng Reye. Các cha mẹ không nên dùng xen kẽ 2 loại thuốc hạ sốt. Việc sử dụng cả 2 loại thuốc sẽ ít an toàn hơn như khi sử dụng một loại thuốc đơn thuần. Thuốc hạ sốt chỉ được sử dụng khi cần thiết, và nên ngưng khi các triệu chứng sốt không còn.

Một sai lầm quan trọng các phụ huynh hay phạm phải là hay chườm khăn lạnh hoặc đá lạnh khi trẻ sốt. Chườm lạnh đột ngột thường khiến trẻ sợ hãi và còn dễ gây trẻ bị nhiễm lạnh cục bộ,cảm lạnh. Chỉ nên lau mát và dùng khăn đắp nước ấm (khoảng 30 độ C) khắp thân trẻ. Trẻ sẽ mát hơn khi nước bốc hơi qua da.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm